Con gái lớp 2 đã trộm 200 nghìn mang đến lớp, nghe bạn con khai lý do, tôi cho thêm tiền 2 đứa trẻ

Chi Chi - Ngày 01/03/2024 00:00 AM (GMT+7)

Thấy người bạn bước vào cửa nhà, cầm tờ 200 nghìn trong tay, con gái tôi run lên bần bật.

Giáo dục con cái không được lấy trộm đồ của người khác, đặc biệt là tiền là điều mà vợ chồng tôi luôn nhắc nhở. Thế nhưng tôi không ngờ con gái tôi lại làm ngược lại những điều được mẹ dạy.

Con gái tôi hiện đang học lớp 2, là đứa trẻ ngoan ngoãn, sống trong gia đình có điều kiện và vợ chồng tôi cũng không quá chiều nhưng cũng không để con thiếu thốn gì cả. Thế nhưng gần đây tôi đã phát hiện ra chuyện bé trộm tiền của mình, tôi khá choáng váng và nghĩ rằng con phải bị ai đó xúi giục mới làm chuyện này.

Chẳng là trong gia đình tôi tiền bạc hai vợ chồng rất thoải mái và thoải mái với cả các con. Các con biết được ví tiền bố mẹ để đâu, tiền lẻ, tiền chẵn trong tủ đều không có khóa và chưa bao giờ trong nhà xảy ra tình trạng mất tiền. Có lẽ cũng chính vì lợi dụng sự sơ hở này của bố mẹ mà con gái tôi cứ nghĩ rằng chuyện bé ăn cắp 200 nghìn đồng sẽ không bị phát hiện.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhưng khá là đen khi hôm đó, bé lại rút 1 tờ 200 nghìn trong một xấp tiền mà tôi đã cẩn thận đếm kĩ. Biết mất 200 nghìn, tôi xem camera trong phòng thì phát hiện người lấy lại chính là con gái mình. Tôi nghĩ chắc chắn con đang gặp vấn đề gì đó như bị bạn học xúi giục hay bị ép buộc, bạo lực học đường... Do đó, tôi đành âm thầm tìm hiểu thêm trước khi vạch trần con.

Âm thầm tìm hiểu qua những người bạn học, tôi được biết con gái tôi quả thực đã trộm tiền của mẹ và đưa cho một người bạn cùng lớp chứ không chi tiêu vào việc gì cả. Lúc này tôi mới bắt đầu nói chuyện với con. Tôi vào thẳng vấn đề:

- Con gái, mẹ bị mất 200 nghìn trong tủ và mẹ đã biết người lấy là con. Tuy nhiên con hiểu mà, thứ mà mẹ tiếc không phải là tiền mà chính là con vì thứ nhất mẹ không để cho con thiếu gì, con muốn gì có thể trao đổi với mẹ. Thứ hai bao lâu nay mẹ vẫn luôn dạy anh em con rằng không được lấy trộm đồ của người khác, đặc biệt là tiền nhưng mẹ không ngờ con lại không làm được điều này. Tuy nhiên mẹ tin con, mẹ tin chắc chắn rằng con có bí mật riêng cần phải dùng số tiền này nên mới lấy. Con có thể nói để mẹ giúp con giải quyết không?

Con bé bị mẹ bắt bài và thẳng thắn nên có phần sợ, nước mắt bắt đầu rơm rớm nhưng quyết chưa nói gì cả. Đang "nắn gân" con gái thì tiếng chuông cửa nhà tôi bỗng reo lên nên tôi đành ra mở cửa. Hóa ra vị khách đến nhà lại chính là cô bạn học của con gái tôi - người được con gái tôi cho tiền.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cô bé bước vào nhà, ngồi xuống ghế và trên tay đã cầm sẵn 200 nghìn đồng giương đôi mắt nhìn tôi sau đó quay sang nhìn con gái tôi. Tôi cũng đang chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì con gái tôi lúc này lại run rẩy hơn nữa, cả hai đứa trẻ non nớt đúng là bị bắt khi làm chuyện xấu nên lại càng run hơn. Tôi gọi hai đứa cùng ngồi vào ghế và bắt đầu kể cho tôi nghe xem rốt cục là chuyện gì.

Bạn của con gái tôi lắp bắp nói:

- Cô ơi, con gửi lại cô 200 nghìn, đây là tiền mà bạn ấy đã đưa cho con nhưng không phải là con xui bạn ấy lấy của cô đâu ạ. Con mang trả lại cô mong cô đừng mắng bạn nữa.

- Cô chưa mắng, cô cũng không mắng cả con và bạn đâu nhưng điều cô muốn biết là tại sao con gái cô lại trộm tiền đưa cho con và con thì lại mang trả lại cô trong khi cô chưa làm gì cả?

Bạn học của con gái tôi mới bắt đầu kể lể, hóa ra cô bé sống với mẹ và không có bố. Mẹ bé suốt ngày bận rộn với công việc đi làm từ sáng cho đến tối khuya vẫn không đủ tiền trang trải cuộc sống và cô bé thường xuyên phải nhịn ăn sáng để tới lớp. Con gái tôi thì chỉ có mỗi người bạn này là bạn thân ở lớp, mỗi sáng thường chia sẻ đồ ăn sáng cho bạn.

Ý tưởng ăn trộm 200 nghìn của mẹ xuất phát từ việc cả hai đứa đi qua một cửa hàng gà rán, cô bạn nói chưa bao giờ được thưởng thức món gà rán đó. Thế là con gái tôi đã nghĩ ra việc lấy trộm tiền của mẹ, đưa cho bé gái đó mua gà rán để "thực hiện ước mơ".

Cô bé kia "nghèo nhưng sạch", nhận tiền của bạn nhưng lại cũng không dám mua. Sau một vài ngày suy nghĩ đã quyết định mang đến nhà trả lại cho tôi vì sợ bạn học bị mẹ mắng vì ăn trộm tiền.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nghe hai đứa trẻ tường thuật lại sự việc mà tôi thấy xúc động, tôi nói:

- Trong việc này các con vừa có cái sai cần phải phạt nhưng cũng có điều cần tuyên dương. Con gái, cái sai của con là đã ăn trộm tiền của mẹ nhưng cái mẹ phải khen con là đã biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ với bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Tuy nhiên thay vì ăn trộm tiền của mẹ, con có thể trao đổi với mẹ để hai mẹ con mình cùng giúp đỡ bạn mà.

Tôi quay sang nói với bạn học của con:

- Cô dành lời khen ngợi cho con vì đã quyết định đến đây xin lỗi và nói ra sự thật với cô. Qua đó cô mới biết được sự thật việc lấy trộm tiền của con gái cô là gì.

Con gái tôi vừa khóc vừa nói:

- Con xin lỗi mẹ, lần sau con không vậy nữa ạ. Con sợ mẹ không đồng ý giúp bạn nên con định mượn tạm 200 nghìn xong rồi con sẽ đập lợn trả mẹ sau.

Thôi được rồi hai đứa, lần này là bài học lớn dành cho các con nhé. Giờ hai đứa cùng đi rửa tay chân và mặt đi, mẹ sẽ cho tiền hai đứa để ra quán gà rán gần nhà mình, tự mua đồ và ăn nhé. Tuy nhiên phải hứa với mẹ, không bao giờ được có ý định trộm tiền của người khác nữa. Điều này là vô cùng cấm kỵ. Nếu một lần nữa mà xảy ra chuyện này, mẹ sẽ phạt thật nặng.

Hai đứa trẻ 7 tuổi ôm chầm lấy tôi sau đó tíu tít cầm tiền, dắt tay nhau ra khỏi nhà để đi mua món gà rán chúng yêu thích. Qua việc lần này tôi cũng không biết nên vui hay buồn vì cô con gái ngốc nghếch của mình.

Tâm sự từ độc giả huongbui...

Việc trẻ biết chia sẻ, quan tâm tới người khác, đặc biệt những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình là điều tốt. Tuy nhiên cách thức bé thực hiện lại không được tuyên dương. Câu chuyện trên cũng là một bài học lớn cho các bậc cha mẹ, cần phải phân định rạch ròi kĩ với con về quy tắc bất di bất dịch rằng không được lấy trộm đồ, trộm tiền của gia đình hay bất kì ai khác dù là với mục đích giúp đỡ người. Điều này về lâu dài sẽ hình thành nên thói quen xấu cho trẻ.

Ngoài ra bên cạnh việc dạy con chia sẻ và biết quan tâm người khác thì dưới đây là 3 bài học làm người quý giá mà cha mẹ cũng nên chú ý dạy cho con ngay từ khi còn nhỏ:

Con gái lớp 2 đã trộm 200 nghìn mang đến lớp, nghe bạn con khai lý do, tôi cho thêm tiền 2 đứa trẻ - 4

Dạy con biết chia sẻ, quan tâm người khác

Khuyến khích con yêu tặng những món đồ chơi hay quần áo mà con không dùng tới nữa là cách tốt để con biết chia sẻ tình thương và sự quan tâm đến người khác. Hãy dạy cho con biết rằng “những món đồ con không dùng nhưng nó lại rất cần thiết cho những ai không có”.

Nhiều bé rất biết “giữ đồ” của mình, bé không thích ai động hay chơi đồ chơi của bé, các mẹ không nên ép buộc con một khi con đã muốn. Bạn cần chỉ cho con lí do tại sao con nên làm từ thiện. Giúp con làm quen với việc này từ nhỏ, con sẽ hình thành được đức tính tốt, luôn biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.

Con gái lớp 2 đã trộm 200 nghìn mang đến lớp, nghe bạn con khai lý do, tôi cho thêm tiền 2 đứa trẻ - 5

Dạy con biết quý trọng những gì mình đang có

Trong cuộc sống ngày nay, nhiều bạn không nhận ra rằng mình đang hạnh phúc và may mắn hơn rất nhiều người bên ngoài xã hội. Chúng có thể sinh ra thói quen “bạn có gì thì mình phải có”; trách mắng bố mẹ là không chịu mua đồ này, đồ kia; hay không biết quý trọng những gì mình đang có.

Tư tưởng trên là không tốt một chút nào đối với các con, chính vì vậy mẹ nên giúp con nhận thức và biết coi trọng, giữ gìn những gì mình đang có.

Bố mẹ nên cho con xem một số hình ảnh về cuộc sống khó khăn của các bạn phải đi ăn xin, con có thể hỏi “tại sao quần áo các bạn lại như vậy?” “tại sao các bạn không ngủ ở nhà?”, “tại sao các bạn không đi học?”….Trước mỗi câu hỏi như vậy của con, cha mẹ nên giải thích rõ ràng và nói về những thiếu thốn mà những đứa trẻ đó gặp phải, từ đó giúp con cố gắng sống tốt hơn.

Đây là cách làm tốt để dạy con biết chia sẻ, cảm thông với những mảnh đời bất hạnh.

Con gái lớp 2 đã trộm 200 nghìn mang đến lớp, nghe bạn con khai lý do, tôi cho thêm tiền 2 đứa trẻ - 6

Dạy con bài học quan trọng “không được quên gia đình”

Sau này lớn lên, con ra ngoài xã hội, gặp gỡ và giao lưu với rất nhiều người và dần dành ít thời gian cho gia đình. Bố mẹ hãy dạy con không được phép quên gia đình, dạy con phải biết đặt ra đình lên vị trí hàng đầu.

Muốn được con biết ơn và tôn trọng, cha mẹ nên biết cách chăm sóc, quan tâm con một cách đúng cách, hãy cố gắng trở thành những người phụ huynh mẫu mực trong mắt con.

Con gái lớp 2 đã trộm 200 nghìn mang đến lớp, nghe bạn con khai lý do, tôi cho thêm tiền 2 đứa trẻ - 7

Dạy con biết nói cảm ơn từ những việc đơn giản nhất

Nhiều bậc cha mẹ dạy con biết nói lời cảm ơn khi được nhận quà, nhưng các thành viên trong gia đình lại quên cảm ơn lẫn nhau trong những việc đơn giản hằng ngày.

Để con biết nói cảm ơn, cha mẹ hãy  làm gương tốt cho con noi theo. Đôi khi một câu cảm ơn, một lời khen ngợi sẽ giúp con biết mình đã làm được việc tốt, bé sẽ vui vẻ đón nhận đó.

Ngoài ra, mẹ nên khuyến khích con viết một “bức thư” ngắn để bày tỏ sự biết ơn đối với những người mà con yêu thương. Với những đứa trẻ nhỏ, chưa biết chữ, con có thể thay những dòng chữ nắn nót thành những bức vẽ ngộ nghĩnh đáng yêu. Ai nhận được thư đó của con, chắc chắn sẽ là người  may mắn bởi mình chiếm vị trí quan trọng trong tâm trí bé.

Con gái lớp 2 khoe được bạn trai cùng lớp tặng quà, bố cầm món đồ trên tay mà run rẩy
Ông bố nhìn thấy món đồ thì không khỏi bất ngờ, đồng thời không dám cầm và liên tục bắt con gái mang trả lại cho bạn.

Dạy con

Theo Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con