Con làm toán "1,2+6,8=8" bị trừ 3 điểm, lời giải của cô giáo khiến bố phải gật đầu tâm phục

Ngày 15/05/2020 05:21 AM (GMT+7)

Tức giận vì cô giáo chấm điểm bài kiểm tra của con quá ẩu, ông bố liền nhắn tin tra hỏi nhưng ngay sau đó phải tự nhận mình chưa hiểu rõ vấn đề.

Điểm số trong quá trình học đánh giá phần nào chất lượng học tập cũng như sự chỉn chu của bé khi theo học tại trường lớp. Vì thế, các bậc phụ huynh thường rất quan tâm đến điểm kiểm tra trên lớp của các con để kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở bé.

Gần đây, một ông bố trẻ đã chia sẻ câu chuyện của mình trong nhóm hội phụ huynh học sinh và nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.

Ông phàn nàn rằng có 1 câu trong bài kiểm tra của con trai yêu cầu tính 1,2 + 6,8. Khi con trai đưa ra kết quả bằng 8 nhưng lại bị giáo viên đánh giá là sai, trừ 3 điểm. Ông thấy không hiểu, khá vô lý nên cho rằng liệu cô giáo có chấm sai?

Con làm toán amp;#34;1,2+6,88amp;#34; bị trừ 3 điểm, lời giải của cô giáo khiến bố phải gật đầu tâm phục - 1 Con làm toán amp;#34;1,2+6,88amp;#34; bị trừ 3 điểm, lời giải của cô giáo khiến bố phải gật đầu tâm phục - 2

Tuy nhiên, ngay lập tức vị giáo viên cũng khẳng định không hề sai. Cô nói: "8 và 8,0 là cùng một giá trị nhưng vẫn có sự khác biệt. Về mặt quy tắc tính toán, không có yêu cầu và hướng dẫn đặc biệt nào nhưng dấu thập phân cần phải được giữ lại và không thể đơn giản hóa nó".

Lời giải thích của cô giáo khiến ông bố chợt nhận ra và bày tỏ sự tâm phục.

Trên thực tế, có rất nhiều em học sinh thường bất cẩn khi học và làm bài toán, trong khi đó môn toán lại cần yêu cầu chính xác, cẩn thận. Vì thế, để con học giỏi, đạt điểm cao môn toán, cha mẹ nên dạy con đọc, hiểu tốt, nhận thông tin đúng, kiểm tra các câu hỏi một cách cẩn thận.

Khi biết được lời giải của các bài toán cần làm một cách cẩn thận, không để mất điểm vì quá tự tin.

Ngoài ra, khi viết cũng cần nắn nót, gọn gàng, không nên cẩu thả tránh trường hợp giáo viên đánh giá sai câu trả lời của bé.

Con làm toán amp;#34;1,2+6,88amp;#34; bị trừ 3 điểm, lời giải của cô giáo khiến bố phải gật đầu tâm phục - 3

Giúp bé có hứng thú học toán

Để trẻ có hứng thú học môn toán, bố mẹ cần phải định vị nhận thức của con để xây dựng lộ trình phù hợp. Bố mẹ lên lộ trình phải phụ thuộc vào năng lực của trẻ và cũng không nên dạy quá nhiều cho con. Nếu con có năng lực tư duy toán, phụ huynh cần khuyến khích, còn con kém, các kỹ năng chưa tốt, bố mẹ nên rèn luyện dần.

Bố mẹ cũng không nên đánh đồng chung, so sánh con với các bạn vì mỗi đứa trẻ khác nhau và đứa trẻ tiềm năng là khi lớn lên mà nên phân bổ, sắp xếp thời gian biểu phù hợp cho con, giúp trẻ kích thích, hứng thú tiếp nhận kiến thức.

Để tạo hứng thú học toán ở nhà cho con, bố mẹ có thể kể những câu chuyện phù hợp lứa tuổi và có cơ chế cho từng trẻ, khuyến khích chúng khám phá nhằm tạo hứng thú, phát triển hết tư duy.

Đồng thời, bố mẹ hãy để con tự lực, tự chơi và tự giải quyết trong môi trường an toàn. Tính sáng tạo sẽ giúp con biết cách giải quyết.

Cụ thể, cha mẹ nên:

- Kết hợp toán học trong cuộc sống hàng ngày bằng cách thường xuyên tập cộng trừ với con, sau đó con sẽ bắt đầu tiếp thu và tự đếm theo.

Ngoài ra có thể dạy con nhận dạng số: Đối với một đứa trẻ nhỏ hơn, hãy thử một câu đố về số hoặc chơi nhảy lò cò. Đối với một đứa trẻ lớn hơn, hãy thử số xe buýt tại một trạm xe buýt hoặc số nhà trên một ngôi nhà. Khi trẻ trở nên tốt hơn trong việc nhận biết số, hãy thử số điện thoại hoặc biển số xe. Nên áp dụng việc học toán cùng bé trong khi đi siêu thị mua bán, tính toán nguyên liệu làm bếp hay phân chia lô cây trồng trong nhà... để bé hiểu toán học được áp dụng mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống.

- Ngồi xuống học nghiêm túc: viết số bằng tay (có thể để bé viết trên giấy, trên đất, trên cát hoặc trên mặt bàn - nơi nào mà trẻ có hứng thú); học trên mạng internet (chắc chắn bé sẽ thích thú hơn là việc học trên giấy nhàm chán).

Con làm toán 11-47 bị cô giáo phê sai, mẹ đi kiện nhưng xấu hổ khi nghe lời giải
Không những vị phụ huynh này làm toán sai mà rất nhiều ông bố bà mẹ khác cũng vội vàng cho ra kết quả sai.
Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Gia đình và Xã Hội