Con làm toán 8 x 1/4 = 2 bị cô giáo gạch sai, mẹ ấm ức lên mạng hỏi thì ngã ngửa

Chi Chi - Ngày 15/04/2024 16:29 PM (GMT+7)

Người mẹ thấy con đưa ra các bước giải cụ thể, rõ ràng và đáp án không thể chính xác hơn nhưng cô giáo vẫn chấm sai toàn bài.

Nhiều mẹ Việt hiện nay than thở gặp khó khăn trong việc dạy con làm toán, học toán bởi nếu áp dụng cách giải của bản thân từng được học thì sẽ dễ dàng đưa ra đáp án toán cho con. Tuy nhiên khó khăn nằm ở chỗ với trẻ ở tại thời điểm hiện tại, cách giải của mẹ vượt quá chương trình học mà bé đang được học. Chính vì thế đã dẫn tới nhiều hiểu lầm bất ngờ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giống như câu chuyện của một bà mẹ Việt mới đây được đăng tải trên một nhóm hội gây xôn xao mạng xã hội. Cụ thể, bà mẹ này cho biết con của chị đang học lớp 3 có mang về một bài toán, theo chị thì con đã làm hoàn toàn đúng, chính xác từng bước một và kết quả cũng không thể sai.

Tuy nhiên không hiểu sao cô giáo lại gạch cách làm của bé ngay từ bước đầu tiên và đánh dấu sai. Kết quả cũng bị gạch sai. Do đó người mẹ hết sức thắc mắc tại sao kiến thức khi xưa mình được học giờ mang ra dạy con lại là sai?

"Mọi người cho mình hỏi là con mình giải bài toán này như vậy mà cô giáo chấm sai thì cách giải nào là đúng ạ. Ngày xưa mình học cũng giải theo phương pháp này, giờ mình dạy con thì cô chấm sai", vị phụ huynh này nói.

Con làm toán 8 x 1/4  2 bị cô giáo gạch sai, mẹ ấm ức lên mạng hỏi thì ngã ngửa - 2

Bên cạnh đó kèm theo bức ảnh chụp phần bài tập toán của con chị. Bài toán như sau:

"Một hình chữ nhật có chiều dài 8m và chiều rộng bằng 1/4 chiều dài. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó".

Và đứa trẻ cũng thực hiện từng bước tính một vô cùng cẩn thận, chi tiết:

Đầu tiên, em học sinh này đi tìm chiều rộng hình chữ nhật bằng công thức: 8 x 1/4 = 2 (m)

Từ đó áp dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật: (8 + 2) x 2 = 20 (m2)

Suy ra, diện tích hình chữ nhật là: 8 x 2 = 16 (m).

Ngay lập tức, câu hỏi của người mẹ đã khiến nhiều người tìm được lỗ hổng và cho rằng cô giáo không hề sai khi chấm bài toán của em học sinh.

Họ đưa ra giải thích "Chương trình tiểu học là cơ bản. Lớp 3 chưa học phân số nên không thể áp dụng cách 8x1/4 được. Các con chỉ mới học gấp đôi, gấp 3…hoặc chia đôi, ít hơn mấy lần. Khi phụ huynh dạy cũng nên xem qua sách giáo khoa và chỉ con cho đúng phương pháp con đang được học. Khi nào con lên cấp lớn hơn thì lúc đó có rất nhiều cách giải. Và cô giáo chấm theo đúng chương trình là chuẩn rồi".

Người khác nói: "Mình nghĩ về mặt nguyên lý thì đúng, nhưng cách giải thì sai vì lớp 3 chưa học sâu về phân số, chỉ được làm quen với những phân số đơn giản. Khi sang lớp 4 thì sẽ được học, lúc đấy cách làm này sẽ đúng. Phụ huynh không nên áp đặt tư duy của người lớn vào giảng dạy con được mà phải theo sát chương trình học của con".

Không chỉ riêng với bài toán này mà trước đó, có rất nhiều bài toán tiểu học từng khiến các bậc phụ huynh thắc mắc bởi theo suy nghĩ, cách giải của mình thì con làm đúng nhưng không hiểu sao lại bị cô gạch sai.

Ví dụ như bài toán 40:5=8. Cụ thể, người mẹ cũng thắc mắc với giáo viên rằng con chị làm phép tính này chính xác nhưng sao lại bị cô gạch đi. Tuy nhiên cô giáo đã yêu cầu người mẹ đọc rõ đề bài.

Con làm toán 8 x 1/4  2 bị cô giáo gạch sai, mẹ ấm ức lên mạng hỏi thì ngã ngửa - 3

"Có 40 đứa trẻ cần phải đi qua sông nhưng chỉ có 1 chiếc thuyền. Mỗi lần chiếc thuyền này chỉ chở được 5 người. Vậy cần phải đi bao nhiêu chuyến đò mới chở hết được số học sinh này?".

Cô giáo phân tích: với mỗi lần sang sông, trẻ không thể tự chèo thuyền mà cần có 1 người lái đò. Do đó, mỗi chuyến chỉ chở thêm được 4 học sinh, cộng với 1 người lái đò nữa là 5. Như vậy bài toán phải được thực hiện là 40:4=10. Kết quả là phải đi hết 10 lần mới chở được 40 học sinh sang sông thay vì 8 lần như đáp án của em học sinh. Đây là một bài toán sàng lọc học sinh cần phải tư duy nhanh nhạy.

Hay một bài toán khác khiến bà mẹ "ấm ức" lên mạng hỏi vì con làm toán 5 + 0 = 5 bị cô giáo gạch sai.

Con làm toán 8 x 1/4  2 bị cô giáo gạch sai, mẹ ấm ức lên mạng hỏi thì ngã ngửa - 4

Một số phụ huynh đã quan sát, đọc đề bài kĩ hơn và cho rằng bài toán này thực ra cần các con suy nghĩ logic một chút trước khi đặt bút làm.

Theo như hình ảnh được chia sẻ, đề bài yêu cầu hình giống nhau viết số giống nhau, hình khác nhau viết số khác nhau. Như vậy các con phải chú ý đến hình vẽ ở tất cả các phép tính trong bài.

Ví dụ ở phép tính đầu tiên con làm a: 3 + 3 = 6. Như vậy, mỗi ô vuông sẽ có giá trị là 3.

Suy ra ở phép tính c sẽ là: 3 + ? = 5 thì tam giác sẽ là số 2. Tức là 3 + 2 = 5.

Con làm toán 8 x 1/4  2 bị cô giáo gạch sai, mẹ ấm ức lên mạng hỏi thì ngã ngửa - 5

Tương tự như vậy, với phép tính b: 4 + 4 = 8, như vậy mỗi hình tròn là 4.

Suy ra phép tính phần d là 4 + 2 = 6.

Qua đó có thể thấy để thực hiện mỗi phép tính trẻ cần phải có sự suy tư logic giữa các hình, suy nghĩ một chút chứ không thể làm bừa. Dù phép tính có đúng nhưng vẫn không phải là kết quả bài toàn muốn hướng tới.

Trên thực tế những tình huống như thế này xảy ra khá nhiều và nguyên nhân là do trẻ chưa hình thành kĩ năng và thói quen đọc kĩ câu hỏi khi làm bài. Toán học khó ở chỗ, không chỉ là tính toán cẩn thận, môn học này còn đòi hỏi khả năng đọc hiểu và tìm ra yêu cầu chính xác của đề bài.

Trong một bài toán, nếu các con làm vội vàng mà không xem xét đề bài kĩ càng sẽ dẫn đến sai lệch trong đáp án. Nhiều phụ huynh thắc mắc rằng kỹ năng tính toán của con tốt nhưng không hiểu sao luôn làm sai các bài toán ứng dụng. Một bài toán ứng dụng như trên sẽ chứa nhiều dạng thông tin và cả gợi ý để học sinh giải quyết vấn đề. Một khi học sinh nắm vững các thông tin từ đề bài, công thức áp dụng và tính toán cẩn thận, đáp án đưa ra sẽ chính xác. Vì vậy, điều kiện tiên quyết trước khi bắt tay làm bài là đọc kĩ các câu hỏi.

Nếu trẻ hình thành thói quen đọc kĩ yêu cầu đề bài thì sẽ dễ dàng đạt điểm cao trong kỳ thi, đồng thời cũng giúp trẻ tự tin hơn trong học tập. Tiểu học là giai đoạn quan trọng để học sinh hình thành những thói quen tốt, những hành vi tốt - ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sau này. Vậy làm thế nào để giúp trẻ quen với việc xem xét kĩ lưỡng câu hỏi trong các bài toán tiểu học cũng như các vấn đề gặp trong cuộc sống?

Đọc câu hỏi là bước đầu tiên để trau dồi thói quen xem xét câu hỏi nghiêm túc

Việc rèn luyện cho học sinh thói quen xem lại câu hỏi là một nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi sự chung sức của phụ huynh và thầy cô. Trong quá trình dạy và học, phụ huynh có thể dùng ngón tay để đọc câu hỏi cùng con, nói chậm để đảm bảo con hiểu rõ câu hỏi, nếu con chưa hiểu thì đọc lại 2-3 lần.

Ưu điểm: thu hút sự chú ý, đồng thời củng cố khả năng đọc văn bản của trẻ. Học sinh tiểu học có khả năng nhận biết và ghi nhớ rất tốt. Nếu cha mẹ thường xuyên học và đọc cùng con cũng có thể giúp con mở rộng đa dạng nhiều kiến thức khác nhau.

Rèn luyện thói quen đọc hiểu

Ưu điểm của việc này là có thể nâng cao hơn nữa sự hiểu biết và ấn tượng của trẻ về nhiều đề tài khác nhau. Vì hành động và suy nghĩ có mối liên hệ chặt chẽ nên việc đọc tốt chủ đề tương đương với đọc truyện. Vậy nếu gấp đôi sợi dây dài 10cm thì mỗi đoạn dài bao nhiêu cm? Lúc này, bạn nên để trẻ tự làm, tự mình vạch ra độ dài của từng nửa gấp khúc, khi trẻ hiểu rõ ràng thì bố mẹ nên khen ngợi động viên trẻ.

Đánh dấu các điểm chính và phụ trong khi đọc

Các câu hỏi ứng dụng Toán học thường có nhiều nội dung và cung cấp nhiều thông tin. Do đó, các em bắt buộc phải rút ra các điểm chính khi làm bài. Đồng thời, lọc ra những thông tin quan trọng, điều này giúp các em nắm bắt chính xác yêu cầu của câu hỏi cũng như hướng giải quyết.

Việc trau dồi những thói quen này không phải “ngày một ngày hai”, mà cần phải được trau dồi trong một thời gian dài. Vì vậy, hãy đồng hành và khuyến khích con bạn nhiều hơn để chúng có được những thói quen tốt, có lợi cho việc cải thiện khả năng tiếp nhận thông tin cũng như chất lượng tổng thể của trẻ.

Bên cạnh đó, để con đạt được điểm tối đa kể cả với những bài toán phân loại học sinh, bố mẹ cần nhắc nhở con trau dồi kĩ năng tư duy khi làm toán. Mẹo rèn con phát triển tư duy toán học:

Dạy con phân loại đồ vật

Hãy nhờ bé tách riêng những đồ vật theo nhóm hình dạng (hình vuông, hình tròn, hình tam giác,...) theo nhóm màu sắc (xanh, đỏ, vàng,...) hoặc theo nhóm công dụng,...

Đưa việc đếm vào trong mọi hoạt động hàng ngày

Khi dắt bé lên bậc cầu thang, mỗi bước đi, bố mẹ hãy đếm thật to số bậc để bé hình thành nhận thức về các con số. Tương tự, khi bé ăn trái cây, bố mẹ có thể cho bé cầm và đếm xem trên tay bé có bao nhiêu quả...

Dạy bé các bài hát liên quan đến con số

Hãy chọn những bài hát vừa có số đếm vừa có những hiện tượng, con vật, đồ vật,... mà bé yêu thích để hát cùng bé khi đi ngủ hay lúc trò chuyện với con, bé sẽ dễ thuộc và nhớ bài hát lâu hơn.

Dạy bé chia đồ vật

Mẹ hãy hướng dẫn rồi để bé tự chia bánh kẹo, đồ ăn hoặc bất kì vật dụng đơn giản nào đó cho mọi người. Sau mỗi lần chia, nếu vẫn còn dư kẹo bánh, đồ vật thì mẹ lại tiếp tục hướng dẫn bé chia thêm lần nữa cho đến khi hết thì thôi.

Theo Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đồng hành cùng con