Ông bố kể, một ngày nọ bỗng nhiên nhận được một lời yêu cầu kì lạ của con trai mình: “Bố ơi, con muốn mặc váy”.
“Ba ơi, con muốn mặc váy” - Đây chắc hẳn là một câu nói khá quen thuộc với các bậc cha mẹ có con gái. Tuy nhiên, hãy thử tưởng tượng nếu một ngày, con trai của bạn đột nhiên yêu cầu đòi mặc váy, mọi chuyện sẽ như thế nào?
Đó chính là trường hợp của ông bố trong câu chuyện dưới đây. Không những không la mắng hay cấm cản con, ông bố này lại hết sức ủng hộ khiến dân mạng không khỏi bất ngờ.
Cụ thể, gần đây, trên mạng xã hội, một ông bố đã chia sẻ một câu chuyện khá lạ thường của mình.
Ông bố kể, một ngày nọ bỗng nhiên nhận được một lời yêu cầu kì lạ của con trai mình: “Bố ơi, con muốn mặc váy”. Theo lời cậu bé, mặc váy không chỉ mát mà còn đẹp. Vì vậy, cậu nhóc đã đề xuất với cha mình rằng muốn mặc váy. Đáp lại lời nói của con, ông bố rất bình tĩnh, không những không cấm cản con mà lại chiều theo ý của cậu nhóc. Ông bố này còn đưa con đến trung tâm mua sắm để chọn một chiếc váy ưng ý và mặc đến trường.
Ông bố không những không phản đối mà còn ủng hộ ý kiến khác lạ của con.
Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với sự ủng hộ như từ ông bố, việc cậu bé mặc váy đến trường thu hút khá nhiều tranh cãi. Theo chia sẻ của ông bố, trên đường đến trường không thu hút được nhiều sự chú ý, thay vào đó, sau khi đến trường, tôi đã nghe thấy những giọng nói khác nhau.
Các giáo viên của trường không đồng ý với cách làm này. Trong lớp, cô giáo thậm chí còn dành một tiết để chỉ trích hành vi mặc váy của cậu bé. Theo cậu con trai kể lại, giáo viên nói rằng con trai phải giống con trai, làm sao có thể mặc váy như con gái được. Thầy hiệu trưởng cũng khiển trách cậu bé: không ăn mặc sang trọng được thì cũng đừng mặc váy đến trường!
Về phía các bạn cùng lớp của cậu bé, một số bạn đồng tình với việc nam sinh mặc váy đến trường vì cho rằng nam sinh có thể mặc váy thoải mái. Trong khi đó, một số bạn lại chế giễu và thậm chí một bạn nam nghịch ngợm còn đùa cợt bằng cách tốc váy của cậu bé.
Các giáo viên vô cùng tức giận trước hành động của cậu bé. Các bạn cùng lớp thì nhiều bé ủng hộ nhưng cũng có nhiều bé trêu chọc.
Sau khi chia sẻ câu chuyện, ông bố nhận về nhiều ý kiến phản đối mạnh mẽ. Nhiều người khăng khăng rằng việc mặc đầm, váy chỉ dành cho các bé gái, tại sao ông bố này lại một mực chiều theo ý con. Nhiều người cho rằng ông bố quá chiều con.
Tuy nhiên, nhìn bề ngoài, sự việc này thực ra rất đơn giản, đó là một cậu bé mặc váy đi học, nhưng vấn đề giáo dục được phản ánh đằng sau sự việc này thực ra không hề đơn giản. Đó là vấn đề khuyến khích và bảo vệ ý kiến của trẻ nhỏ.
Đưa ra các quy tắc là để xây dựng một xã hội trật tự hơn, nhưng các quy tắc cũng làm cho những khuôn mẫu trở thành một hiện tượng xã hội hợp lý hóa. Tuy nhiên, trẻ em còn nhỏ, chưa trải nghiệm nhiều và chưa thật sự quen với trật tự xã hội này, các bé có nhiều ý tưởng mới mẻ. Đối mặt với những ý tưởng, ý kiến mới lạ này, liệu cha mẹ sẽ ủng hộ hay ngăn cản các con?
Về vấn đề này, một cư dân mạng bày tỏ quan điểm: "Nếu bạn bác bỏ một cách mù quáng những ý kiến của con, thay vì cùng con khám phá, tìm hiểu từng bước trưởng thành của con hay những gì con trải qua, thì làm sao bạn có thể thực sự bảo vệ con được?"
Trước những ý kiến mới lạ của con. liệu cha mẹ sẽ ủng hộ hay sẽ phản bác con? (Ảnh minh họa)
Trên thực tế, nếu có 100 bé trai muốn thử mặc váy thì chỉ có 10 bé dám nói ra suy nghĩ thật của mình. Và có lẽ chỉ 1 trong số 10 cậu bé đó có thể nhận được sự tôn trọng và ủng hộ của bố mẹ.
Và bé trai trong câu chuyện này có thể nói là rất dũng cảm và cũng rất may mắn. Cậu bé đã rất cam đảm, dám bày tỏ suy nghĩ của mình. Và cậu bé cũng vô cùng may mắn khi có được một ông bố hết sức tâm lý và luôn ủng hộ ý kiến của mình. Người cha toàn thời gian này không chỉ khuyến khích con mình dũng cảm bày tỏ ý kiến mà còn lựa chọn chấp nhận những rủi ro, những ý kiến tiêu cực cùng con trai mình.