Để hai con tự chơi ở trong phòng với nhau, lát sau người mẹ vào kiểm tra thì đau lòng

Kiều Trang - Ngày 13/04/2024 16:27 PM (GMT+7)

Người mẹ tá hoả khi thấy hành động của chị lớn với em trai.

Kể từ khi sinh con thứ hai, nhiều bố mẹ cảm thấy sự vất vả của mình sẽ được nhân đôi, nhưng niềm vui cũng tương tự như vậy. Gia đình đông con, những rắc rối có thể xảy ra là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt là trong mối quan hệ giữa các con với nhau.

Một số bố mẹ sẽ rất đau đầu khi phải tìm cách gắn kết mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình. Nhờ con lớn trông con nhỏ hộ lúc bố mẹ bận cũng là một cách giúp nâng cao tình cảm, nhưng phải thừa nhận rằng, có không ít sự cố đã xảy ra trong quá trình này khiến bố mẹ không khỏi lo lắng hết lần này đến lần khác. Tương tự như trường hợp dưới đây.

Một bà mẹ tên A Ly (Trung Quốc) chia sẻ, bà có hai người con, một bé gái và một bé trai. Cả hai cách nhau độ tuổi không quá xa, con gái lớn 5 tuổi còn em trai nhỏ gần 2 tuổi. Bình thường ở nhà sẽ có bảo mẫu phụ chị chăm sóc các con, tuy nhiên vì sắp đến kỳ nghỉ lễ nên bảo mẫu xin về quê sớm với gia đình. Kể từ khi vắng bảo mẫu, chị Ly phải vừa đi làm vừa chăm con.

Ngày cuối tuần, chị Ly vẫn bận bịu xử lý đống công việc ở công ty nên để hai con tự chơi với nhau. Một lát sau chị Ly vào phòng kiểm tra thì điếng người khi chứng kiến cảnh tượng cô con gái lớn làm với cậu em nhỏ. Chị cứ tưởng con gái sẽ có thể làm tốt nhiệm vụ chăm em, chơi với em hộ mẹ. Nào ngờ chị chỉ vừa rời mắt một tí thì xuýt nữa bi kịch đã xảy ra.

Để hai con tự chơi ở trong phòng với nhau, lát sau người mẹ vào kiểm tra thì đau lòng - 1

Để hai con tự chơi ở trong phòng với nhau, lát sau người mẹ vào kiểm tra thì đau lòng - 2

Để hai con tự chơi ở trong phòng với nhau, lát sau người mẹ vào kiểm tra thì đau lòng - 3

Cụ thể chị Ly nhìn thấy con gái nằm trên giường chăm chú chơi máy tính bảng chứ không hề chơi với em trai, thậm chí cô bé còn gác cả hai chân của mình lên người cậu em nhỏ chỉ mới hơn một tuổi khiến người mẹ chứng kiến sự việc mà điếng cả người.

Mặc dù khá đau lòng và xót con, nhưng chị Ly vẫn bình tĩnh xử lý tình huống, không vội la mắng hay chỉ trích cô con gái. Bởi vì dù sao thì đứa trẻ cũng chỉ mới 5 tuổi, có thể con chưa nhận thức được việc mình đang làm là nên hay không nên và nó sẽ dẫn đến những hậu quả ra sao? 

Trên thực tế, nếu như không có sự can thiệp và hướng dẫn kịp thời từ bố mẹ thì những trường hợp tương tự như trên sẽ xảy ra khá phổ biến trong nhiều gia đình có từ 2 con trở lên. Thậm chí, hậu quả để lại còn khiến nhiều bố mẹ phải hối hận vì nó ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tâm lý của con. 

Suy nghĩ của con trẻ vô cùng ngây thơ, và các con lớn đôi khi sẽ không biết những việc làm vô tình của mình có thể khiến em bị thương. Chính vì thế, bố mẹ cần là người nhắc nhở, nhưng phải thật khéo léo kết nối tình cảm giữa các con để không nảy sinh sự đố kỵ giữa anh chị em trong gia đình.

Để hai con tự chơi ở trong phòng với nhau, lát sau người mẹ vào kiểm tra thì đau lòng - 4

1) Nếu anh chị dưới 18 tháng tuổi

Việc giúp bé hiểu về sự tồn tại của đứa em là cần thiết trước khi đứa em ra đời, và càng cần thiết hơn nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi. Đó cũng là cách mà cha mẹ giúp trẻ phát triển nhận thức về "sự tồn tại" của "2,3", thay vì chỉ là "1".

Hãy bắt đầu khi em bé có thể "đạp vào bụng bạn". Đứa trẻ thứ nhất sẽ rất tò mò tại sao mẹ mình thường nói chuyện với "em bé". Bé vẫn chưa hiểu "em bé" là như thế nào? Cha mẹ có thể làm như thế này:

- Hãy nói cho trẻ biết: "Mẹ có 1 em bé sẽ ra đời vài tháng nữa, con có muốn nghe em bé nói chuyện với con không". Hãy để trẻ nghe tiếng đạp của em bé vài lần trong ngày. Hãy nói với trẻ: "Con hãy chạm tay vào bụng mẹ, em bé sẽ nghe con nói đó".

- Hãy cho bé biết "Em bé sẽ ra đời như thế nào?" bằng việc cho bé 1 con búp bê hoặc 1 món đồ chơi bé thích và nói em bé ra đời như cách mà con dành sự yêu thích này lên món đồ này, con có thích món đồ này không và con có muốn bảo vệ món đồ này không? Hãy cho trẻ biết, em bé ra đời con có thương em bé không? Cứ nhắc lại các câu hỏi và trò chuyện thường xuyên với con lớn về vấn đề này.

Để hai con tự chơi ở trong phòng với nhau, lát sau người mẹ vào kiểm tra thì đau lòng - 5

2) Với anh chị lớn hơn 18 tháng

- Khi em bé vẫn chưa sinh ra

Việc để bé lớn hơn 18 tháng tuổi hiểu sự có mặt của em bé sẽ dễ dàng hơn. Hãy cho con biết mẹ sẽ có em bé và em bé sẽ làm em của con. Bé tuổi này đã có thể nhận thức về sự hiện diện của một người em sắp ra đời. Vẫn những hành động ở trên dành cho bé dưới 18 tháng tuổi, nhưng ở đây bố mẹ sẽ nhấn mạnh hơn khái niệm "anh/chị và em".

- Vào ngày em bé ra đời

Vào ngày em bé chào đời, hãy cho bé thứ nhất nhìn mặt em bé, đừng trì hoàn điều này sau 72 giờ (trừ những trường hợp đặc biệt) vì trẻ thứ nhất cần tạo một liên kết đặc biệt với em bé mới sinh này. Khi bé thứ nhất vào xem em bé, hãy gọi bé thứ 1, thứ 2... vào.

- Khi cả hai bé cùng chơi với nhau

Khi em bé thứ 2 lớn và chơi cùng bé thứ 1: Bé thứ 2 sẽ cố bắt chước bé thứ 1 về mọi thứ như cách chơi, cách đi và cách giành nói chuyện/chơi với mẹ. Do đó việc 2 bé hay xung đột là điều dễ hiểu. Khi hai bé xung đột thì không nên trách mắng hay la bé thứ 1 hoặc yêu cầu bé thứ nhất phải nhường em.

Cách hành xử đúng nhất là mẹ sẽ tách 2 bé ra, và cả 2 bé không ai được lấy món đồ chơi đó, mẹ sẽ giữ nó đến khi em bé chơi lại. Dĩ nhiên cả hai bé đều khóc, nhưng sẽ quên ngay và quay lại chơi cùng. Chọn 1 thời điểm nào đó dạy 2 bé biết cách chia sẻ lẫn nhau bằng chính món đồ đó: Cho bé lớn chuyển sang bé nhỏ hơn và để bé nhỏ truyền lại cho mẹ, và mẹ sẽ truyền lại cho bé lớn. Bài tập này đều có ích cho tất cả các bé từ 10 tháng - 48 tháng tuổi.

Nếu bé nhỏ dưới 18 tháng tuổi, mẹ hãy đợi khi bé nhỏ ngủ rồi lựa những quyển sách có câu chuyện về tình anh em để kể cho bé lớn nghe. Không cần nhấn mạnh "Con lớn phải nhường em", mà nên nói theo cách “Nếu em ngã, con giúp em đứng dậy không?", "Nếu em muốn chơi món này, con sẽ cho em chơi 1 lát nhé, rồi đến con", "Nếu em khóc đòi mẹ, con hãy ngồi tự chơi và đợi mẹ 1 tý nhé, sau khi mẹ hỏi em có sao không thì sẽ lại chơi với con ngay" và mẹ cần làm động tác như giao kèo với bé.

Nếu bé thứ 2 lớn hơn 18 tháng tuổi thì hãy đọc truyện cho cả hai anh/chị em nghe về tình anh/chị em. Vẫn những câu hỏi ở trên, nhưng mẹ hỏi ngược lại với bé nhỏ và xen kẽ câu hỏi giữa bé lớn và bé nhỏ.

Những hoạt động này sẽ giúp cả hai anh/chị em dần nhận thức được trách nhiệm và sự gắn bó cần có trong việc giao tiếp và ứng xử hành vi với nhau.

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ngộ nghĩnh trẻ thơ