Vùng đất này gắn liền với giai thoại của các công tử hào phóng tiền bạc, là “cái nôi" của nền ca cổ nhạc Nam Bộ. Khi đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống chân chất, mộc mạc, hoà mình cùng thiên nhiên.
Đặng Thu Thảo - mỹ nhân đầu tiên của Đồng bằng Sông Cửu Long đăng quang cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Lúc bấy giờ, nàng hậu làm rạng danh mảnh đất Bạc Liêu khi vượt qua nhiều thí sinh “nghìn máu" để đạt danh hiệu danh giá. Sau thời gian ngắn đăng quang, Đặng Thu Thảo đã quay trở về thăm quê hương nhận được sự chào đón nồng nhiệt của tỉnh nhà. Trong và sau nhiệm kỳ, nàng hậu luôn tích cực quảng bá hình ảnh của mảnh đất Bạc Liêu trù phú, thúc đẩy phát triển về mặt du lịch và kinh tế.
Tỉnh Bạc Liêu - mảnh đất lừng danh bởi nhiều giai thoại về Công tử Bạc Liêu, một vùng quê giàu đẹp, có những cánh đồng lúa, đồng muối thẳng cánh cò bay. Đặc biệt, vùng đất này gắn liền với tên tuổi của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, “cha đẻ” của bản nhạc “Dạ cổ hoài lang”.
Khi đến với Bạc Liêu, du khách có thể trải nghiệm nhịp sống của người miền Tây chân chất, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hoá của vùng đất được xem là “cái nôi” của nền ca cổ nhạc Nam Bộ.
Nhà của Công tử Bạc Liêu
Nằm ngay cạnh dòng sông Bạc Liêu, đứng từ xa du khách có thể ngắm nhìn ngôi nhà to lớn và tráng lệ được người dân địa phương gọi nơi đây bằng cái tên thú vị “nhà lớn”.
Đây là nhà của Công tử Bạc Liêu - người được biết đến vì độ giàu có “nứt vách đổ tường", gắn liền với những giai thoại mà người dân ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đều biết.
Dù đã hơn 100 năm tuổi, dinh thự này vẫn giữ được nét hoa lệ của kiến trúc Tây Âu. Căn nhà gồm 2 tầng, 5 phòng ngủ và 4 đại sảnh được trang hoàng nội thất sang trọng, đúng với những lời đồn đại về gia tài kếch xù của Công tử Bạc Liêu.
Điểm đặc trưng của công trình này là tông màu trắng nhã nhặn, nhiều chi tiết trong ngôi nhà chạm trổ cực tinh xảo, khung cửa màu xanh dương sáng, nền gạch hoa và vật dụng gỗ chạm khắc xà cừ.
Đặc biệt, ngôi nhà này là tác phẩm của một kiến trúc sư người Pháp và hầu hết vật liệu đều được vận chuyển về từ Paris. Chính vì vậy, từng chi tiết trong căn nhà đều phảng phất vẻ đẹp cổ điển và xa hoa đậm chất Pháp.
Nhà hát Cao Văn Lầu
Trở thành biểu tượng của tỉnh Bạc Liêu, nhà hát Cao Văn Lầu sở hữu kiến trúc độc đáo, thu hút mọi ánh nhìn. Người dân địa phương còn gọi với cái tên thân quen nhà hát “ba nón lá”. Nhà hát này được xây dựng trên mảnh đất có diện tích hơn 2000m2, chia làm 3 khối có hình trụ tròn, mái hình chiếc nón lá hướng vào nhau, chiều cao nón lớn nhất hơn 24m. Công trình này cũng nhằm để tưởng nhớ, vinh danh cố nhạc sĩ tài hoa Cao Văn Lầu với bản “Dạ cổ hoài lang” nổi tiếng.
Hằng năm, nhà hát này thu hút hàng triệu tín đồ du lịch đến tham quan, chụp ảnh. Bên cạnh đó, du khách có thể tìm kiếm những thông tin thú vị về cuộc đời của vị nhạc sĩ tài hoa này.
Du khách có thể tận mắt ngắm nhìn các buổi biểu diễn nghệ thuật với đa dạng bộ môn như: Dù kê, ca cải lương, ca múa nhạc đương đại… được trình bày bởi đoàn nghệ sĩ nổi tiếng và thường diễn ra vào tối thứ 7 hằng tuần.
Cánh đồng điện gió Bạc Liêu
Cánh đồng điện gió Bạc Liêu là điểm đến du lịch độc đáo, thu hút du khách bởi vẻ đẹp hùng vĩ và sự độc đáo. Từ xa, những chiếc tuabin quạt gió như những chiếc chong chóng khổng lồ xoay vòng, tạo nên khung cảnh ấn tượng, mang đến cảm giác mạnh mẽ và phóng khoáng. Trên nền trời xanh biếc, những chiếc tuabin xoay đều, tạo nên một bức tranh thiên nhiên đầy ấn tượng.
Ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cánh đồng điện gió, du khách còn có thể tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như: Chụp ảnh lưu niệm, đạp xe, dã ngoại, câu cá… Đặc biệt, vào buổi chiều tà, khi ánh nắng hoàng hôn nhuộm vàng bầu trời, khung cảnh càng trở nên thơ mộng và lãng mạn.
Cánh đồng điện gió Bạc Liêu không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn là minh chứng cho sự phát triển của năng lượng gió tại Việt Nam. Đây là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên, muốn tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ và độc đáo.
Vườn chim Bạc Liêu
Nơi đây không những là nơi cư trú của nhiều loài chim mà còn sở hữu cảnh quan xanh mát mang đậm nét thiên nhiên hoang dã. Vườn chim Bạc Liêu không chỉ là nơi cư trú của các loài chim nước, mà còn là điểm đến lý tưởng để du khách tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và đời sống của người dân địa phương. Nơi đây, du khách có thể tham gia các hoạt động du lịch sinh thái hấp dẫn như: Chèo thuyền, câu cá, ngắm chim, tìm hiểu về cuộc sống của người dân địa phương.
Đặc biệt, vào mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời vừa ló dạng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh đẹp như tranh vẽ: những đàn chim bay lượn, tạo nên những đường nét uyển chuyển, mềm mại trên nền trời trong xanh. Đây là thời điểm lý tưởng để du khách ghi lại những bức ảnh đẹp lưu giữ kỷ niệm về vùng đất này.
Vườn chim Bạc Liêu thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ và sự đa dạng sinh học. Nơi đây là “ngôi nhà chung” của hàng ngàn loài chim, tạo nên một bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc màu.
Khu Quán âm Phật đài
Toạ lạc tại phường Nhà Mát, tỉnh Bạc Liêu, tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cao 11m, thu hút nhiều tín đồ Phật giáo từ khắp nơi đổ về tham quan, chiêm bái mỗi ngày. Nơi đây được gọi là khu Quán âm Phật đài mẹ Nam Hải hay người dân địa phương gọi ngắn gọi là khu Mẹ Nam Hải.
Nhiều hạng mục công trình tại đây được đầu tư xây dựng với diện mạo khang trang như: Cổng tam quan, Điện Thiên thủ Thiên nhãn, Điện Địa Tạng, công trình 32 hóa thân Thánh tượng Bồ tát, sân lễ, hệ thống đường nội bộ, nhà khách, văn phòng làm việc, khu vực nội viện… phục vụ nhu cầu tham quan của khách thập phương.
Được xây dựng từ năm 2004, nơi đây trở thành khu vực để các người dân thực hiện nhu cầu tín ngưỡng cùng chủ trương bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống Bạc Liêu.
Vào ngày 22,23 và 24/3 âm lịch hằng năm, nơi đây thường có cho tổ chức lễ hội Quan Âm Nam Hải. Đây là một trong những lễ hội Phật giáo lớn nhất của tỉnh Bạc Liêu. Với những giá trị văn hóa độc đáo, sức hấp dẫn từ các hoạt động văn hóa tâm linh, lễ hội được xem là một trong những điểm nhấn quan trọng của du lịch tại đây.