Về sông Thom ghé chợ nổi "độc lạ" Bến Tre: Quanh năm chỉ bán duy nhất 1 loại hàng mà lúc nào cũng tấp nập khách

H.M - Ngày 15/11/2024 14:14 PM (GMT+7)

Không giống như những khu chợ nổi khác, chợ nổi dừa Sông Thom chỉ bán duy nhất mặt hàng là dừa và những sản phẩm từ dừa. Hàng trăm ghe, xuồng từ các xã, huyện, thậm chí là các tỉnh tập trung về đây để trao đổi buôn bán dừa trái, chỉ xơ xừa. 

Bến Tre vốn được mệnh danh là “xứ dừa” bởi đâu đâu trên khắp đất này cũng có hình bóng của cây dừa. Dừa như người bạn, người thân, gắn liền với nhiều hoạt động trong cuộc sống của người dân. Xứ này đã có nhiều thứ từ dừa, gắn với dừa, khi có kẹo dừa, bánh tráng dừa, khách sạn dừa, con đường dừa… Nhưng có lẽ nhiều du khách chưa được biết đến Bến Tre còn có cả Chợ nổi dừa và Dòng sông dừa. 

Chợ nổi dừa trên sông Thom được mệnh danh là chợ nổi dừa độc nhất ở miền Tây.

Nằm cách trung tâm thị trấn Mỏ Cày khoảng 7km, chợ nổi dừa nằm trên dòng Sông Thom thuộc địa bàn xã An Thạnh và xã Khánh Thạnh Tân thuộc 2 huyện Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc. Từ trung tâm Thành phố Bến Tre, bạn có thể di chuyển bằng đường bộ tới huyện Mỏ Cày Nam rồi đi tàu du lịch chạy dọc theo sông Thom đến thị trấn Chợ nổi Dừa. Hoặc nếu chọn đường thủy, bạn có thể xuất phát từ bến tàu ở trung tâm thành phố ra sông Hàm Luông rồi rẽ vào thị trấn Chợ nổi Dừa trên sông Thom.

Nguồn gốc lịch sử

Đầu thế kỷ 20, để khai thác triệt để thuộc địa, người Pháp đã có nhiều chính sách phát triển hạ tầng ở khắp Việt Nam. Riêng ở Bến Tre, chính quyền thực dân cho khai thông và đào mới các con kênh để thuận tiện cho lưu thông đường thủy. Đồng thời, đây cũng là cách cải tạo ruộng đồng và thu gom, vơ vét các sản vật trên mảnh đất màu mỡ đó nhằm phục vụ chính quốc.

Tên gọi Sông Thom có ảnh hưởng theo ngôn ngữ của đồng bào Khmer là cộng đồng dân cư đông đảo ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Thom có nghĩa là lớn, sông Thom là sông lớn. Sau này có nhiều người gọi là sông “Thơm”. Đây là một con kênh đào lớn vắt ngang cù lao Minh (cù lao lớn nhất trong 03 cù lao hình thành nên Bến Tre). Sông Thom có chiều dài khoảng 15km được hình thành từ năm 1905 nối giữa sông Hàm Luông và Cổ Chiên. Hàng trăm năm nay, đây vẫn là con đường thủy ngắn nhất đi từ Bến Tre sang Trà Vinh. 

Sau khi đất nước thống nhất, ghe thuyền chở dừa từ các nơi về đây buôn bán ngày một nhiều, hình thành nên chợ nổi ngay trên sông.

Sau khi đất nước thống nhất, ghe thuyền chở dừa từ các nơi về đây buôn bán ngày một nhiều, hình thành nên chợ nổi ngay trên sông.

Có chợ, 2 bên bờ sông thuộc xã An Thạnh (huyện Mỏ Cày Nam) và xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc) đã trở thành trung tâm chế biến dừa lớn nhất cả nước.

Có chợ, 2 bên bờ sông thuộc xã An Thạnh (huyện Mỏ Cày Nam) và xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc) đã trở thành trung tâm chế biến dừa lớn nhất cả nước.

Hàng trăm nhà xưởng nối nhau dọc theo bờ sông dài hàng cây số, đánh chỉ, kéo sợi, làm kẹo dừa, làm mứt, sữa, than đủ loại.

Hàng trăm nhà xưởng nối nhau dọc theo bờ sông dài hàng cây số, đánh chỉ, kéo sợi, làm kẹo dừa, làm mứt, sữa, than đủ loại.

Khoảng những năm giữa cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, với làn gió đổi mới của nền kinh tế, đã xuất hiện những cơ sở thu mua và sản xuất các sản phẩm từ trái dừa. Từ đó cho đến ngày nay, trên đoạn sông dài chừng 5km đã xuất hiện hàng trăm cơ sở hoạt động liên tục suốt ngày đêm. Bên cạnh chế biến, hoạt động mua bán dừa cũng diễn ra sôi nổi giữa những cơ sở này với thương lái đến từ khắp nơi. Chợ nổi dừa sông Thom ra đời từ hoàn cảnh đó.

Nơi tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động địa phương

Về sông Thom ghé chợ nổi amp;#34;độc lạamp;#34; Bến Tre: Quanh năm chỉ bán duy nhất 1 loại hàng mà lúc nào cũng tấp nập khách - 4

Không ít người bỏ vốn buôn dừa hay mở xưởng chế biến dừa đã thành triệu phú.Tùy theo sức khỏe, bất kỳ ai đến chợ cũng có việc để làm. Những người khỏe thì bốc vác, lột vỏ dừa mỗi ngày được hơn 500 nghìn đồng, có người còn được hơn một triệu đồng một ngày. Những phụ nữ già cả, sức yếu thì đi phơi, gom xơ dừa mỗi ngày cũng được 200 nghìn đồng. Người lao động còn có thể quay chỉ xơ dừa, gọt cơm dừa…

Thời điểm thích hợp đến tham quan chợ nổi dừa

Nếu muốn trải nghiệm sự nhộn nhịp của chợ nổi dừa du khách hãy đến vào buổi sáng sớm với con nước lớn và có thể đi vào buổi chiều chập choạng tối. Buổi sáng là lúc nhộn nhịp nhất của phiên chợ, tham quan buổi sáng để có những bức ảnh đẹp và trãi nghiệm không khí nhộn nhịp của một “làng nghề”. Dọc hai bờ sông là san sát những cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa, lột dừa, gọt cơm dừa với hàng trăm lao động tất bật làm việc. Ngắm bình minh trên Cầu Thom, bắt đầu ngày mới với những tiếng máy ghe quen thuộc, tiếng sóng vỗ bờ đánh thức sự nhộn nhịp của làng nghề.

Đối với những ai thích khoảng lặng và yên bình nên tham quan chợ nổi vào buổi chiều, xem nét sinh hoạt của những con người trên ghe thuyền, một trong những đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ. Ngắm bình minh trên sông thom cùng hòa mình với cuộc sống của những gia đình lênh đênh sông nước, khi những ánh đèn lung linh khắp bến sông cũng là lúc những người lao động tất bật vào ca tối.

Một vài điểm đặc biệt của chợ nổi dừa sông Thom

Không giống như những khu chợ nổi khác, chợ nổi dừa chỉ bán duy nhất mặt hàng là dừa và những sản phẩm từ dừa. Hàng trăm ghe, xuồng từ các xã, huyện, thậm chí là các tỉnh tập trung về đây để trao đổi buôn bán dừa trái, chỉ xơ xừa. 

Dưới sông là vậy, còn dọc hai bên bờ sông là làng nghề chỉ xơ dừa, lột dừa… Khi du khách muốn sẽ có trải nghiệm khó quên với cây chĩa dừa và lột dừa, như là trò chơi mạo hiểm. Ngoài giao thương, nơi đây còn có các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến nguyên liệu và thành phẩm từ dừa: nạo dừa, cơm dừa, mứt dừa, mụn dừa…

Về sông Thom ghé chợ nổi amp;#34;độc lạamp;#34; Bến Tre: Quanh năm chỉ bán duy nhất 1 loại hàng mà lúc nào cũng tấp nập khách - 5

Đến chợ dừa trên sông Thom, du khách có cơ hội hòa mình trong không gian sản xuất, sinh hoạt của người dân gắn với dừa. Tận mắt chứng kiến cảnh ghe xuồng lớn nhỏ tấp nập mua bán, đếm, giao, hay lựa từng trái dừa. Những anh thanh niên khiêng sọt đầy băng qua cầu ván, hay chiếc cần cẩu hối hả chuyển từng bao lưới lớn dừa khô để kịp lột vỏ. 

Hai bên bờ là cơ sở thủ công truyền thống đến các nhà xưởng hiện đại hoạt động liên tục để sản xuất ra các sản phẩm có ích cho thị trường. Từ trái dừa có thể làm ra được nhiều mặt hàng như: dầu dừa, kẹo dừa, chỉ xơ dừa, than gáo dừa, đất sạch từ mụn dừa, dầu dừa, kẹo dừa, thảm chỉ xơ dừa…

Thuyền ghé vào một nhà dân, du khách có cơ hội tìm hiểu chi tiết các công việc thường nhật của người dân xứ dừa, sống dựa vào dừa. Đó là sự chính xác tuyệt đối, đôi bàn tay thoăn thoắt của người công nhân lột vỏ dừa, nạo dừa, tách chỉ sơ dừa. Hay các công đoạn làm kẹo dừa, mứt dừa, cơm dừa sấy khô…những sản phẩm thơm ngon từ đôi bàn tay khéo léo của các mẹ, các chị.

Ngồi trên tàu, ngoạn khung cảnh xuôi ngược trên sông, uống ngụm dừa xiêm vừa thơm, vừa mát lành. Du khách có thời gian chiêm nghiệm về cuộc sống thương hồ của cha ông dọc ngang khắp nẻo miền Tây sông nước từ hàng trăm năm nay.

Với sự độc đáo của Chợ nổi dừa, đây chắc chắn là điểm tham quan thú vị của du khách khi đến du lịch Bến Tre. Du khách sẽ được trải nghiệm thêm về một góc cạnh của cuộc sống thường nhật của người dân địa phương gắn bó với cây dừa. Chợ nổi dừa, dòng sông dừa, sông Thom sẽ là từ khóa còn được nhắc nhiều trong thời gian tới trong các hành trình khám phá miền Tây.

Khu chợ tồn tại 20 năm giữa lòng Sài Gòn: Chỉ bán duy nhất 1 mặt hàng nhưng lúc nào cũng đông nghịt khách
Tại chợ bắp Ngã Ba Bầu có khoảng 50 vựa bắp của các tiểu thương, hoạt động nhộn nhịp suốt ngày đêm để đáp ứng nhu cầu bắp cho TP.HCM và các tỉnh lân...

Du lịch Sài Gòn

Theo H.M
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Du lịch Miền Tây