Mất tới 15 năm, người ta mới tìm ra thêm con chim quý hiếm như vậy tại Khu bảo tồn Powdermill (Mỹ).
Theo Livescience, các nhà nghiên cứu tại Pennsylvania khẳng định tỷ lệ tìm thấy con chim nửa trống, nửa mái cực kỳ thấp, chỉ rơi vào khoảng 1/1.000.000 ngoài thế giới tự nhiên.
Lần cuối cùng người ta phát hiện con chim tương tự ở Khu bảo tồn Powdermill, Carnegie là vào 15 năm trước.
Ngoài ra, nó là cá thể nửa trống nửa mái biết hót thứ 5 được phát hiện trong số 800.000 giống chim từng xuất hiện ở khu bảo tồn.
Đây được coi là biến dị di truyền, có tên khoa học là gymnandromorphism - chỉ cơ thể chứa cả đặc điểm của cả giống đực lẫn giống cái.
Dù rất thú vị, đến nay giới khoa học vẫn chưa biết gymnandromorphism ảnh hưởng ra sao đến cuộc sống của chim chóc.
Quay trở lại con chim nói trên, nó thuộc lớp Grosbeak, mang cả màu lông hồng của con đực lẫn màu vàng nâu của con cái.
Trong thế giới tự nhiên, hiện tượng gymnandromorphism xuất hiện trên cả động vật giáp xác, gia cầm...
Xem thêm: Đặc sản làm từ nội tạng: 2 món Tây gây thương nhớ, 3 món Việt gây sợ hãi nhiều người