Gần đây chúng bỗng trở thành đặc sản, xuất hiện trong các nhà hàng hoặc bữa tiệc.
Ngỗng nhà hay ngỗng nuôi có danh pháp khoa học Anser anser domesticus hay Anser cygnoides là những con ngỗng được thuần hóa và chăn nuôi như một loại gia cầm để lấy thịt, trứng và lông. Chúng là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, ít mắc bệnh.
Ngỗng có khả năng tăng trọng rất nhanh, chỉ sau 10 - 11 tuần nuôi, khối lượng cơ thể đã tăng gấp 40 - 45 lần so với khối lượng cơ thể lúc mới nở. Sau khi nuôi 3-4 tháng, ngỗng choai lớn lên thường đạt trọng lượng 4- 4,5 kg, những giống ngỗng ngoại nhập có thể cao hơn, đạt 4,5– 5 kg.
Ngỗng nhà hay ngỗng nuôi có danh pháp khoa học Anser anser domesticus hay Anser cygnoides là những con ngỗng được thuần hóa và chăn nuôi như một loại gia cầm để lấy thịt, trứng và lông.
Ngỗng khá phàm ăn, các loại thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi ngỗng gồm thức ăn xanh như rau, bèo cái, cỏ, củ, quả hoặc ăn hạt như ngô, thóc, đậu tương, lạc củ, thức ăn bổ sung khoáng chất.
Ngỗng có nhiều loại cao sản, cho năng suất thịt, trứng cao gồm:
- Ngỗng Reinland là loại ngỗng nhà có nguồn gốc từ vùng Reinland của Đức. Chúng có lông màu trắng tuyền.
- Ngỗng Hunggary: Được hình thành từ giống ngỗng địa phương với giống ngỗng sư tử Trung Quốc. Đời con cho màu lông xám và lông trắng. Người ta còn dùng giống ngỗng này để sản xuất gan.
- Ngỗng xám là con lai giữa ngỗng cỏ/ngỗng sen với các giống ngỗng khác như ngỗng sư tử Trung Quốc, ngỗng Rheinland. Có ba loại màu: lông màu xám có loang trắng từ cổ tới bụng, chân, mỏ màu xám, lông xám hoàn toàn, mỏ có đốm trắng, ống chân vàng, bàn chân xám; lông xám có loang trắng, da chân màu vàng hoặc xám.
Ngỗng có rất nhiều loại cho năng suất cao.
0 Ngỗng Trung Quốc là giống ngỗng bắt nguồn từ Bắc Trung Quốc và Xiberi. Ngỗng có tầm vóc to trông dữ tợn, có lông xám, đầu to mỏ đen thẫm, mào đen. Mắt nhỏ và có màu nâu xám. Phần trên cổ có yếm da, thân mình dài vừa phải, ngực dài nhưng hẹp, xương to nhưng thịt màu hơi trắng.
- Ngỗng cỏ hay ngỗng sen phân bố rộng rãi khắp Việt Nam. Chúng được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng và trung du, có hai loại hình chính là loại hình lông trắng và lông xám. Ngoài ra còn có ngỗng loang xám trắng do sự pha tạp. Ngỗng cỏ chịu kham khổ tốt và có khả năng kháng bệnh cao.
Ngỗng nướng vô cùng thơm ngon.
Xưa người Việt ít ăn thịt ngỗng, chủ yếu nuôi để lấy trứng. Gần đây chúng bỗng trở thành đặc sản, xuất hiện trong các nhà hàng hoặc bữa tiệc. Vì thế thịt ngỗng ngày càng có giá hơn, 170.000 đồng/kg.
Từ thịt ngỗng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như nướng, xào lăn, hun khói, xào nấm, xào sả ớt… Tất cả đều mang hương vị thơm ngon, ngọt và gây ấn tượng ngay lần đầu thưởng thức.
Không chỉ là món ăn ngon, thịt ngỗng còn vô cùng tốt cho sức khoẻ. Theo Đông y, thịt ngỗng kiện tỳ hoà vị bổ hư, chỉ khát. Dùng cho các trường hợp gầy còm, mỏi mệt, suy nhược cơ thể, tiểu đường. Mật ngỗng thanh nhiệt giải độc; trứng ngỗng bổ trung ích khí; lông và màng da chữa bệnh ngoài da, vỏ trứng trị mụn nhọt...