Đầu tháng ăn sang - cuối tháng mì tôm, đây là bí quyết giúp Gen Z chi tiêu hợp lý

Thảo Anh - Ngày 14/06/2024 16:16 PM (GMT+7)

Rất nhiều người trẻ thường xuyên rơi vào tình trạng "cháy túi" ở thời điểm cuối tháng, ngay cả khi lương của họ không quá thấp. Dù biết rõ lý do nhưng nhiều Gen Z không biết làm thế nào để giải quyết vấn đề trên?

Trên khắp các trang mạng xã hội, vấn đề về cách tiêu tiền của thế hệ trẻ hiện nay luôn là đề tài gây chú ý. Hàng ngàn tranh luận nổ ra xoay quanh câu hỏi: Người trẻ nên “tiết kiệm cho tương lai” hay “ta chỉ sống một lần trong đời”? Không ít bạn trẻ đã lựa chọn cách sống một mình, tiêu tiền tới bến dẫn đến tình trạng Gen Z thường "cháy túi" mỗi khi cuối tháng.

Đầu tháng ăn sang - cuối tháng mì tôm, đây là bí quyết giúp Gen Z chi tiêu hợp lý - 1

Khi Gen Z tiêu tiền kiểu “không biết đến ngày mai”

Ở mặt tích cực, lối sống này cổ vũ sự hết mình, tiêu tiền thoải mái để sống cho thật ý nghĩa, trọn vẹn của người trẻ. Tuy nhiên, từ đây, nhiều trường hợp dở khóc dở cười đã xảy ra.

Tuệ An là một cô nàng Gen Z mang phong cách trẻ trung hiện đại. Tốt nghiệp đại học Ngoại thương, Tuệ An hiện đang làm cho một công ty có vốn đầu tư nước ngoài với thu nhập gần 20 triệu/tháng. 

Đây là một con số đáng mơ ước của nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ mới ra trường. Thế nhưng, tháng nào cô nàng cũng phải đối diện với cảnh “cháy túi” khi chi tiêu không có giới hạn.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Thường thì ngay khi lấy lương em sẽ trả tiền nhà, mua đồ dùng cá nhân, mua sắm quần áo, tụ tập bạn bè ăn uống, có tháng em cũng đi du lịch nữa. Chỉ 2 - 3 tuần sau, em đã hết sạch lương rồi.

Em cũng không hiểu sao lương mình ổn mà nghèo mãi thế… nói cuối tháng phải ăn mì tôm mà không ai tin. Em cũng chỉ tiêu tiền vào những nhu cầu chính đáng như mua sắm, ăn uống, du lịch thôi mà… các bạn Gen Z thì ai cũng chi tiêu như em cả thôi”, Tuệ An nói về thói quen tiêu tiền của mình. 

Không riêng gì Gen Z, tất cả mọi người đều có những nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí, ăn uống..., nhưng làm thế nào để chi tiêu một cách hợp lý, không vượt quá thu nhập của bản thân, đồng thời có "của để dành" thì không phải ai cũng biết.

Đầu tháng ăn sang - cuối tháng mì tôm, đây là bí quyết giúp Gen Z chi tiêu hợp lý - 3

Trước sự chi tiêu bất hợp lý của một số bạn trẻ, nhiều người bày tỏ sự quan ngại. Ngay cả bản thân những bạn Gen Z, dù biết bản thân có phần chi tiêu quá đà nhưng không thể làm cách nào để hợp lý hơn.

Làm sao để quản lý chi tiêu hợp lý?

Theo số liệu nghiên cứu từ The Center For Generational Kinetics, 83% thế hệ trẻ tự nhận mình là người bảo thủ trong vấn đề tiền bạc. Tuy vậy, những yếu tố không thể lường trước của cuộc sống đầy biến động đòi hỏi Gen Z cần phải thay đổi. Hãy trang bị kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cũng như xây dựng kế hoạch linh động nhằm tránh “vật lộn” với những bài toán về tài chính. 

Đầu tháng ăn sang - cuối tháng mì tôm, đây là bí quyết giúp Gen Z chi tiêu hợp lý - 4

- Nên xây dựng kế hoạch tài chính và nghiêm túc thực hiện

Theo nhiều nghiên cứu, hầu hết người trẻ đều quên mất những mục tiêu tài chính mình đã đặt ra và thường rơi vào tình trạng “rỗng túi” khi chưa hết tháng. Bằng cách thiết lập kế hoạch tài chính, Gen Z có thể bắt đầu kiểm soát cuộc sống của mình qua việc theo dõi, chia tỷ lệ chi tiêu, ngân sách để xác định tình trạng tài chính và điều chỉnh hợp lý.

- Liên tục theo dõi các khoản tiết kiệm và chi tiêu

Theo các chuyên gia, tạo ngân sách kết hợp công nghệ qua các ứng dụng nên được Gen Z áp dụng để chi trả ít hóa đơn hơn, giúp tiết kiệm cả thời gian lẫn tiền bạc.

Việc tạo ngân sách đôi khi cần một chút nỗ lực ban đầu. Theo thời gian, chúng ta thậm chí sẽ không phải nghĩ đến việc lập ngân sách nữa vì nó đã trở thành thói quen ăn sâu vào tiềm thức.

- Lập quỹ khẩn cấp

Quỹ khẩn cấp là một tài khoản tiết kiệm chỉ được sử dụng cho những trường hợp khẩn cấp như trang trải các chi phí sau khi mất việc hoặc hóa đơn y tế đột xuất. Điều này là rất cần thiết khi Gen Z là một trong những nhóm hiện phải thích ứng với rất nhiều tình huống biến động của xã hội hiện đại.

- Tránh mua sắm ngẫu hứng

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một nửa số giao dịch mua được thực hiện trên các sàn thương mại điện tử bởi những người từ 18 đến 24 tuổi là kết quả của việc mua sắm bốc đồng. 

Để giảm thiểu chi tiêu, tránh mua sắm không hợp lý, các bạn cần tự đặt câu hỏi “liệu thứ đó có thực sự cần thiết?”. Điều này sẽ góp phần giúp giảm bớt việc mang tất cả giỏ hàng về nhà.

Nếu bạn không có kế hoạch tiết kiệm tiền bạc và trách nhiệm tài chính thì tình trạng “cháy túi” vào cuối tháng là khó tránh khỏi. Để thoát cảnh ăn mì tôm chờ lương, hãy học cách tiêu tiền sao cho phù hợp nhất. 

Gen Z biếu tiền bố mẹ: Lương mới ra trường thì báo hiếu bao nhiêu là đủ?
“Ra trường vài năm rồi chắc thu nhập ổn định rồi nhỉ?”; “Hằng tháng có gửi cho bố mẹ được đồng nào không?”... Có lẽ với nhiều người trẻ, đây là những...

Gia đình thứ nhất

Theo Thảo Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề chuyện tiêu tiền