Cá mát được xem là "đệ nhất đặc sản" của Nghệ An với vị thơm ngọt, vừa lành vừa mát. Mặc dù vậy, loài thủy sản quý này đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt.
Cá mát là loài cá quen sống bầy đàn trong các khe đá, thường kiếm ăn vào ban đêm. Loài cá này được ghi nhận sống tại vùng sông Giăng ở Nghệ An, vùng Đakrông và Hướng Hóa ở Quảng Trị. (Nguồn Diachi)
Cá mát là đặc sản dân dã của Nghệ An. Thịt cá thơm ngon, mỡ béo, lại ít xương nên rất được yêu thương. (Nguồn Blogspot)
Cá mát có kích thước nhỏ, thân có từ ba đến sáu chấm đen, còn vảy cá thì màu hồng. Cá mát đực thì có 2 "bầu sữa", còn cá mát cái thì có hai buồng trứng. (Nguồn Thanhnien)
Cá mát ngon nhất là cái đầu vì phần này rất mềm, ăn thấu cả xương lại có mùi vị ngon thơm bùi béo. (Nguồn Thanhnien)
Ngoài kho tương, cá mát còn có một cách chế biến khác đó là đem kẹp cá vào vỉ tre tươi và nướng giòn trên nồi than hoa. (Nguồn Thanhnien)
Cá mát có tác dụng lợi sữa, hạn chế các chứng bệnh tim mạch, rất thích hợp cho người lớn tuổi và cả người béo phì. (Nguồn Gocom)
Cá mát thường được cư dân địa phương đánh bắt vào buổi rạng sáng vì khi đó, ruột con cá mát có màu trắng tinh từ đầu đến cuối không có một vệt đen nào. (Nguồn Vinet)