Ở Bình Định có khu chợ lọt top "100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam", mua bán không cần "mặc cả" vì 1 lý do

H.M - Ngày 24/10/2024 16:00 PM (GMT+7)

Mỗi dịp xuân về,  miền “đất võ, trời văn” Bình Định đều nhộn nhịp, tấp nập, mang đầy hơi thở mùa xuân với “Lễ hội chợ Gò”. Được tổ chức vào ngày mùng 1 Tết hằng năm, đây đã trở thành thông lệ không thể thiếu của người dân Bình Định.

Chợ Gò nằm ở thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tương truyền rằng, khi xưa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung đã chọn nơi đây làm tiền đồn vững chắc để bảo vệ cảng Thị Nại và thành Hoàng Đế. Tết đến, sau những ngày chiến đấu gian khổ, nhà vua đã ban chỉ dụ cho phép mở phiên chợ Gò từ mùng 1 đến mùng 3 để người dân bản địa có nơi tụ hội vui xuân, đồng thời để các tướng sĩ vơi bớt nỗi nhớ gia đình.

Nằm dưới chân núi Trường Úc, nơi sông Hà Thanh  đổ ra đầm Thị Nại, có một khoảng đất trống kỳ lạ. Cả năm vắng lặng, chỉ duy nhất vào sáng mùng 1 Tết, nơi đây bỗng trở nên nhộn nhịp lạ thường. Không có mái nhà, không có hàng quán, cửa hiệu, chỉ có những tấm chiếu trải san sát và hàng vạn người tấp nập qua lại. Đó là chợ phiên độc nhất vô nhị, một lễ hội truyền thống mang đậm dấu ấn lịch sử, chợ Gò được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xếp vào “100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam”.

Ở Bình Định có khu chợ lọt top amp;#34;100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Namamp;#34;, mua bán không cần amp;#34;mặc cảamp;#34; vì 1 lý do - 1

Chợ Gò có tục lệ: ai đến trước, người đó chọn vị trí. Không cần tranh giành, không cần lời qua tiếng lại, mọi người tự giác xếp hàng, nối đuôi nhau bày bán. Chính sự tự giác và tôn trọng lẫn nhau ấy đã tạo nên một không khí thật hài hòa, thân thiện trong ngày đầu năm mới.

Điều khiến du khách thích thú là không khí bình yên lạ thường ở phiên chợ này.

Điều khiến du khách thích thú là không khí bình yên lạ thường ở phiên chợ này.

Không thấy có sự trả giá, “nói thách”, hay những tiếng cãi vã như những phiên chợ thường ngày. Mọi người đều xem việc mua - bán như một hình thức cầu lộc, mong có một năm mới nhiều niềm vui, “buôn may bán đắt”. Những mặt hàng thường thấy ở chợ là những nông sản được thu hoạch từ trong Tết: rau quả, buồng cau, xấp lá trầu,... đến những sản vật địa phương như, vôi Trường Úc, cá tôm tươi được đánh bắt trên đầm Thị Nại, bánh ít lá gai, nem chợ Huyện, rượu nếp và rượu gạo Trường Úc… Thế nhưng, du khách mua nhiều nhất vẫn là trầu cau, đu đủ và trái sung mang ý nghĩa về một năm mới tài lộc, đủ đầy, hạnh phúc.

Chợ Gò không chỉ là một phiên chợ thông thường, mà đó còn là một lễ hội, là dịp để người dân du xuân đầu năm.

Chợ Gò không chỉ là một phiên chợ thông thường, mà đó còn là một lễ hội, là dịp để người dân du xuân đầu năm.

Đến với Lễ hội chợ Gò còn là dịp du khách được trải nghiệm những trò chơi dân gian: đập bong bóng, múa lân, đánh cờ, hát tuồng, lô tô, bài chòi đối đáp. Đặc biệt là những màn giao lưu võ cổ truyền tôn vinh truyền thống miền đất Tây Sơn Bình Định cũng như việc huấn luyện quân sĩ dưới thời vua Quang Trung Nguyễn Huệ.

Bên cạnh việc mua bán, cầu lộc, du xuân, tham gia lễ hội, ta còn có cơ hội thử những đặc sản Bình Định như: tré rơm, bánh thuẫn, rượu bàu đá, bánh ít lá gai,...

Bên cạnh việc mua bán, cầu lộc, du xuân, tham gia lễ hội, ta còn có cơ hội thử những đặc sản Bình Định như: tré rơm, bánh thuẫn, rượu bàu đá, bánh ít lá gai,...

Không đơn giản là nơi vui chơi, lễ hội chợ Gò còn là nét đẹp văn hóa truyền thống, chứa đựng ý nghĩa thiêng liêng trong đời sống tinh thần người dân Bình Định. Tại đây, những giá trị truyền thống như tình làng nghĩa xóm, sự đoàn kết, tương trợ được gìn giữ và phát huy. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, chợ Gò lại trở thành điểm hẹn của bao người, nơi họ tìm về cội nguồn, tìm lại những giá trị xưa, để những người con Tuy Phước dù có sinh sống, làm ăn xa quê hương vẫn thuộc mấy câu thơ độc đáo về lễ hội Chợ Gò:

“Bài chòi mở hội đầu xuân,

Hội vui đón Tết, hội mừng non sông.

Vui chơi cho phỉ tấm lòng,

Mười hai tháng nữa mới mong tựu tề.

Đi xa hãy nhớ mà về,

 Chợ Gò – Trường Úc bộn bề đón xuân”.

Độc lạ phiên chợ mua bán trâu bò lớn nhất Tây Bắc, không cần giao dịch thành công vì một lý do
Chợ trâu Bắc Hà được xem như là "sàn giao dịch trâu bò" lớn nhất khu vực Tây Bắc. Không chỉ vậy, đây còn là nơi giao lưu và buôn bán của người dân địa...

Địa điểm du lịch

Theo H.M
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Du lịch Miền Trung