Món ăn xưa dành cho nhà nghèo, giờ thành đặc sản nổi tiếng Quảng Trị, rẻ lại ngon không ngờ

K.T - Ngày 09/04/2022 10:00 AM (GMT+7)

Chị Rứa Hường (36 tuổi, Gio Linh) cho biết: “Bánh tu huýt dân dã, rẻ tiền nhưng lại là đặc sản thơm ngon chưa từng có ở Quảng Trị. Tuổi thơ của tôi và biết bao nhiêu người gắn liền với món ăn này - một tuổi thơ lam lũ".

Quảng Trị vốn là mảnh đất có danh lam thắng cảnh đẹp và nổi tiếng với nhiều món ăn trứ danh, đặc sắc làm “siêu lòng” du khách mỗi khi có dịp đặt chân đến. Người ta ví von những món ăn này được chắt chiu từ thời tiết khắc nghiệt mang hương vị riêng biệt, khó hòa lẫn với các vùng khác trên cả nước. Trong đó, bánh tu huýt được xem là món ăn dân dã, ăn sâu vào tiềm thức và gắn liền với cả quãng đời tuổi thơ của bao người.

Sở dĩ có cái tên tu huýt được hình thành do khi ăn bánh, người ăn sẽ cắn ngang thân bánh tạo ra tiếng kêu, tiếng vỡ giòn tan của gió và không khí, tạo ra những âm thanh lạ tai, cuốn hút giống như tiếng còi tu huýt. Hơn nữa, hình dạng của bánh cũng gợi cho người ăn liên tưởng đến chiếc tu huýt mà ngày bé bao người say mê.

Sở dĩ có cái tên tu huýt được hình thành do khi ăn bánh, người ăn sẽ cắn ngang thân bánh tạo ra tiếng kêu, tiếng vỡ giòn tan của gió và không khí, tạo ra những âm thanh lạ tai, cuốn hút giống như tiếng còi tu huýt.

Sở dĩ có cái tên tu huýt được hình thành do khi ăn bánh, người ăn sẽ cắn ngang thân bánh tạo ra tiếng kêu, tiếng vỡ giòn tan của gió và không khí, tạo ra những âm thanh lạ tai, cuốn hút giống như tiếng còi tu huýt.

Bánh tu huýt thường được làm từ bột sắn hoặc bột khoai nhưng để có những chiếc bánh ngon thì người ta sẽ trộn lẫn cả 2 thứ bột này. Chị Rứa Hường (36 tuổi, Gio Linh) cho biết: “Bánh tu huýt dân dã, rẻ tiền nhưng lại là đặc sản thơm ngon chưa từng có ở Quảng Trị. Tuổi thơ của tôi và biết bao nhiêu người sinh ra trong gia đình nghèo gắn liền với món ăn này - một tuổi thơ lam lũ.

Để làm món bánh này, người ta sẽ lựa chọn những củ sắn, củ khoai lang ngon nhất, không bị sâu, cạo bỏ vỏ lụa bên ngoài, rửa sạch, xắt lát phơi khô bảo quản trong bao nilon để tránh ẩm mốc, thường để dành đến mùa mưa đem ra sử dụng.

Khoai, sắn khô được xay thành bột mịn, khi làm bánh bột sắn làm cho bánh ngon dẻo, bánh khoai có vị ngọt và thơm”.

Sau khi đã có bột, đem bột trộn với đường kính rồi nhào thật dẻo để bột và đường hòa tan vào nhau. Nếu ai muốn cầu kỳ sẽ trộn thêm với một ít đậu đen đã luộc chín hoặc lạc, đậu đỏ để hấp bánh.

Đây là món ăn tuổi thơ của biết bao người sinh ra và lớn lên tại Quảng Trị.

Đây là món ăn tuổi thơ của biết bao người sinh ra và lớn lên tại Quảng Trị.

Dùng bột đã nhào nắm vào chiếc đũa, năm sau cho từng chiếc bánh thật đều, thật chặt. Khi bánh mịn và bám chắc liền rút chiếc đũa ra, tạo thành một lỗ thông hơi giữa bánh. Sau cùng, người ta xếp đứng bánh trong nồi hấp, đậy kín vung và bắt đầu nổi lửa. “Khi bánh chín nhẹ nhàng, giở ra từng chiếc, bánh màu nâu, mịn màng đong đầy mùi thơm của khoai, đậu, dẻo dẻo của sắn và ngọt dịu của đường.

Khi ăn bánh nóng, người ta thường thổi cho nguội, khi vô tình thổi vào lỗ của chiếc bánh phát ra âm thanh giống như những chiếc tu huýt”, chị Rứa Hường nhớ lại.

Khi đặt chân đến mảnh đất này, du khách nhất định phải thưởng thức món bánh tu huýt để cảm nhận hương vị thơm ngon đậm chất miền quê. Chúng được rao bán ở các chợ, cửa hàng bán đồ ăn vặt... với giá chỉ vài nghìn đồng một chiếc. Thậm chí bạn có thể mua cả bịch về biếu tặng người thân, bạn bè.

Đặc sản nổi tiếng chỉ có ở Thanh Hóa, xưa được tiến vua, giờ vừa thơm vừa ngon đến lạ
Từ phi, người dân Thanh Hóa có thể chế biến thành các món xào, rán, nấu canh hoặc cháo nhưng ngon nhất vẫn là nấu canh và rán.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương