"Ném đá" Hoàn Châu cách cách sau 20 năm, tư duy hiện đại hay sự phản bội quá khứ?

Ngày 13/02/2018 00:15 AM (GMT+7)

Hoàn Châu cách cách đã được nhà đài Trung Quốc chiếu lại nhằm kỷ niệm 20 năm phát sóng, tuy nhiên, bộ phim bị đưa ra "nhặt sạn" và bị "ném đá" rất nhiều cảnh kinh điển.

Có một cô nương - Ca khúc nhạc phim kinh điển của Hoàn Châu Cách Cách

Hoàn Châu các cách là bộ phim truyền hình kinh điển gắn liền với tuổi thơ của thế hệ 8x - 9x. Mới đây, bộ phim đã được nhà đài Trung Quốc chiếu lại để kỷ niệm 20 năm phát sóng. Dù phim vẫn thu hút lượng theo dõi khá cao nhưng lại phải nhận nhiều "gạch đá" từ khán giả. Thậm chí, nhiều nhân vật hoặc tình tiết trước đây nhận được rất nhiều yêu mến thì bỗng dưng bị công chúng quay lưng.

amp;#34;Ném đáamp;#34; Hoàn Châu cách cách sau 20 năm, tư duy hiện đại hay sự phản bội quá khứ? - 1

Hết mực yêu mến bỗng thành đặc biệt đáng ghét

Khi Hoàn Châu cách cách được chiếu lại thì Hạ Tử Vy (Lâm Tâm Như) và Phúc Nhĩ Khang (Châu Kiệt) bị khán giả chỉ trích nặng nề nhất. Trước đây, Hạ Tử Vy nhận được nhiều yêu mến vì là cô gái dịu hiền, cầm kỳ thi hoạ đều tinh thông. Còn Phúc Nhĩ Khang là ngự tiền thị vệ dịu dàng, trầm ổn. Có thể nói, đây là cặp trai tài gái sắc được nhiều khán giả ngưỡng mộ bậc nhất bộ phim Hoàn Châu cách cách lúc bấy giờ.

amp;#34;Ném đáamp;#34; Hoàn Châu cách cách sau 20 năm, tư duy hiện đại hay sự phản bội quá khứ? - 2

Tuy nhiên, giờ đây Hạ Tử Vy lại bị chê là nói dối khi đặt những món ăn đạm bạc bằng những cái tên mỹ miều, "nói nhảm" quá nhiều...

Còn Phúc Nhĩ Khang thì bị "ném đá" vì đi vi hành mà lúc nào cũng ăn diện quần áo vương giả, lạc lõng so với những nhân vật còn lại. Thậm chí, anh bị chê là huyênh hoang vô lối vì giới thiệu bản thân mình với câu thoại dài dằng dặc: “Ta là Phúc Nhĩ Khang, con trưởng và là ngự tiền thị vệ do thành thượng phong”.

Cặp đôi còn bị đánh giá là quá sến súa, khoa trương khi diễn chung với nhau.

amp;#34;Ném đáamp;#34; Hoàn Châu cách cách sau 20 năm, tư duy hiện đại hay sự phản bội quá khứ? - 3

Ngay cả Lệnh phi nương nương (Triệu Lệ Quyên) thời điểm phát sóng trước đây luôn được khen là người phụ nữ thục hiền, đoan chính, là "phúc tinh" của Tiểu Yến Tử (Triệu Vy) và Hạ Tử Vy. Tuy nhiên, giờ đây, mọi người lại cho rằng Lệnh phi là người phụ nữ tâm cơ, thâm hiểm hơn của Hoàng hậu (Đới Xuân Vinh).

Dù ban đầu, rất nghi ngờ thân thế của Tiểu Yến Tử nhưng thấy Hoàng đế Càn Long (Trương Thiết Lâm) vui mừng khi gặp lại con gái thất lạc đã quay ngoắt 180 độ khen Tiểu Yến Tử giống vua.

amp;#34;Ném đáamp;#34; Hoàn Châu cách cách sau 20 năm, tư duy hiện đại hay sự phản bội quá khứ? - 4

Cũng chính Lệnh phi là người đã ép Tiểu Yến Tử không được nói ra thân phận thật của mình vì không muốn để liên luỵ những người đã giúp đỡ nàng và bản thân bà. Vì vậy, mọi người cho rằng Lệnh phi là người luôn giả vờ thục hiền, vị tha nhưng thật tâm trong lòng luôn âm mưu tìm cách bảo vệ địa vị của mình. So với Hoàng hậu, Lệnh phi còn nguy hiểm hơn nhiều lần.

amp;#34;Ném đáamp;#34; Hoàn Châu cách cách sau 20 năm, tư duy hiện đại hay sự phản bội quá khứ? - 5

Tư duy hiện đại hay sự phản bội quá khứ?

Việc khán giả "ném đá" và "nhặt sạn" của Hoàn Châu cách cách được một số người cho rằng là do bây giờ bản thân mới đủ lớn để có thể nhìn thấu được vấn đề. Họ không hiểu vì sao quá khứ mình lại yêu thích bộ phim kinh điển này đến vậy vì kịch bản không hợp lý, các nhân vật có tính cách đáng ghét... 

amp;#34;Ném đáamp;#34; Hoàn Châu cách cách sau 20 năm, tư duy hiện đại hay sự phản bội quá khứ? - 6

Tuy nhiên, hành động này liệu có hợp lý khi dùng tư duy hiện đại để đánh giá một bộ phim đã được hoàn thành cách đây 20 năm? Thời đại thay đổi, phim ảnh cũng ngày càng phát triển, đưa mặt bằng chung của phim thời nay so với bộ phim được sản xuất trong điều kiện hạn chế như vậy là quá khập khiễng. 

amp;#34;Ném đáamp;#34; Hoàn Châu cách cách sau 20 năm, tư duy hiện đại hay sự phản bội quá khứ? - 7

Hơn thế nữa, nhân vật Tử Vy và Nhĩ Khang là những bậc kỳ tài trong văn chương thời phong kiến. Thời đó, người ta chuộng đối ứng bằng thơ, chơi chữ, mượn tích xưa kể chuyện nay... Một tài nữ như Tử Vy và một công tử nhà danh gia vọng tộc như Nhĩ Khang nếu không thể xuất khẩu thành thơ, nhanh trí ứng biến thì liệu có lọt được vào mắt xanh của vua Càn Long?

amp;#34;Ném đáamp;#34; Hoàn Châu cách cách sau 20 năm, tư duy hiện đại hay sự phản bội quá khứ? - 8

Tiểu Yến Tử dù không biết chữ nhưng ban đầu được xem là con gái của vua nên mới được Càn Long hết mực sủng ái rồi mới dần dần yêu thích tính cách vô tư, hào sảng của nàng. Nhưng Tử Vy vốn bị xem là nô tỳ thấp kém, nếu không có tài năng và sắc đẹp thì Càn Long giữa chốn hậu cung trăm nghìn phi tần liệu có thể để mắt tới?

amp;#34;Ném đáamp;#34; Hoàn Châu cách cách sau 20 năm, tư duy hiện đại hay sự phản bội quá khứ? - 9

Hay như Lệnh phi nương nương không có Thái hậu làm chỗ dựa như Hoàng hậu, nếu không khéo léo liệu có được ở yên trên vị trí nương nương hay đã bị đầy vào lãnh cung từ sớm? Ở nơi thâm cung đó không có ý hại người nhưng tâm lý đề phòng và bảo vệ mình thì không thể không có. Sống bên vua mà không biết nhìn sắc mặt vua thì liệu có thể lên được vị trí nương nương - dưới 3 người trên vạn người? 

Tại sao thời điểm Hoàn Châu cách cách được phát sóng lần đầu, Lệnh phi được xem là người phụ nữ tài đức, xứng đáng được Càn Long yêu thương? Đó là vì bà đã thực sự yêu thương hai Cách cách và tìm cách bảo vệ họ. Bà cũng không chủ động dùng mưu hèn kế bẩn để hãm hại người khác. 

amp;#34;Ném đáamp;#34; Hoàn Châu cách cách sau 20 năm, tư duy hiện đại hay sự phản bội quá khứ? - 10

Một bộ phim đã từng "hô mưa tạo gió" trong quá khứ nhưng không còn phù hợp với thị hiếu hiện đại là chuyện bình thường bởi giờ đây tâm lý con người đã thay đổi. Mọi người đã đề cao bình đẳng, không thể chấp nhận chuyện năm thê bảy thiếp, cũng không thể mở miệng ra là văn thơ dông dài bởi giờ đây người ta sống nhanh sống vội.

Nhưng đây là bộ phim của quá khứ. Cần phải đặt trong bối cảnh quá khứ để có thể đánh giá câu chuyện và giá trị của nó. 

amp;#34;Ném đáamp;#34; Hoàn Châu cách cách sau 20 năm, tư duy hiện đại hay sự phản bội quá khứ? - 11

Nếu bây giờ đưa ra so sánh, ai có thể chấp nhận những kỹ xảo thô sơ của Tây Du Ký năm 1986, những vụ án trong Bao Thanh Thiên liệu còn đủ sức hấp dẫn khán giả so với những kỳ án biến thái và ngày càng tinh vi của thời hiện đại?

Nếu nhìn rộng ra, dùng tư duy hiện đại để đánh giá những tác phẩm từng giúp văn hoá Hàn đến với khán giả Việt như Trái tim mùa thu, Giày thuỷ tinh, Bản tình ca mùa đông...  thì ai có thể chấp nhận được sự sến súa, u uất và suốt ngày chết vì bệnh ung thư hay tai nạn của những bộ phim giai đoạn này?

amp;#34;Ném đáamp;#34; Hoàn Châu cách cách sau 20 năm, tư duy hiện đại hay sự phản bội quá khứ? - 12

Khi xem lại nhưng bộ phim vang bóng một thời, điều khán giả mong muốn nhất chính là được sống lại những cảm xúc gắn liền với tuổi thơ hay thanh xuân của mình.

Những phút giây cả nhà hay hàng xóm cùng nhau quây quần bên chiếc tivi chờ phim chiếu sẽ là ký ức chẳng bao giờ tìm thấy được ở hiện tại. Bởi giờ đây nhà ai cũng có tivi hoặc điện thoại có internet với nhiều lựa chọn giải trí khác nhau, không còn bị bó hẹp trong những bộ phim ít ỏi và vài ba kênh truyền hình như trước. 

amp;#34;Ném đáamp;#34; Hoàn Châu cách cách sau 20 năm, tư duy hiện đại hay sự phản bội quá khứ? - 13

Những bộ phim trong quá khứ vẫn "gây sốt" ở hiện tại không phải vì nổi trội hơn so với  phim thời nay mà vì nó gắn liền với những ký ức, là bầu trời thanh xuân mà ai cũng muốn gìn giữ. Dùng tư duy hiện đại để xoi mói, phán xét một bộ phim cũ, câu chuyện cũ, hành động cũ chính là phản bội quá khứ, phản bội cảm xúc của chính mình ngày hôm qua. 

Những lùm xùm
Không hài hước như nội dung của mình, phim truyền hình Hoàn Châu Cách Cách có khá nhiều scandal.
Hoàng Linh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phim Trung Quốc