Rùng mình chứng kiến nghi lễ rạch mình đầy đau đớn của các bé gái châu Phi

Ngày 07/05/2019 09:39 AM (GMT+7)

Gai, dao lam và dao là dụng cụ mà nhiều bộ tộc ở Ethiopia, châu Phi sử dụng để tạo ra các vết sẹo đánh dấu tuổi trưởng thành của các bé gái.

Tại các bộ tộc ở Ethiopia, cứ đến năm 12 tuổi, các bé gái sẽ phải trải qua nghi thức “làm đẹp” đau đớn bằng cách dùng những vật dụng hết sức thô sơ như dao, dao lam, thậm chí là gai khắc lên người để tạo những vết sẹo lồi, đánh dấu giai đoạn trưởng thành.

Rùng mình chứng kiến nghi lễ rạch mình đầy đau đớn của các bé gái châu Phi - 1

Người mẹ dùng những chiếc gai nhọn đâm xiên vào cơ thể bé gái để tạo ra những vết sẹo lồi mong muốn.

Tại các bộ tộc này, người ta coi làn da nhẵn nhụi là “xấu xí” và họ thích những người phụ nữ có làm da với nhiều vết rạch, nhiều sẹo lồi bởi vì họ coi đó là biểu tượng của cái đẹp thực sự và cũng là dấu hiệu cho thấy các cô gái đã trưởng thành, sẵn sàng kết hôn và sinh nở. Quan niệm trên khiến các bé gái luôn háo hức với nghi lễ xăm mình mặc dù biết nó sẽ vô cùng đau đớn.

Rùng mình chứng kiến nghi lễ rạch mình đầy đau đớn của các bé gái châu Phi - 2

Chỉ có làn da với những vết rạch, sẹo lồi trên cơ thể mới được coi là tiêu chuẩn cho cái đẹp của phụ nữ ở nhiều bộ lạc.

Những bé gái 12 tuổi thuộc bộ lạc Surma, thung lũng Omo “được” người lớn dùng những con dao lam sắc lẹm và những chiếc gai nhọn hoắt cứ thế cứa, đâm vào da thịt để . . . làm đẹp. Mục đích cuối cùng của việc này là để tạo ra những vết sẹo lồi trên mặt hay trên cơ thể các bé gái. Đây quả là cách làm đẹp lạ lùng và đầy đau đớn.

Rùng mình chứng kiến nghi lễ rạch mình đầy đau đớn của các bé gái châu Phi - 3

Bất kì bé gái nào cũng phải trải qua nghi lễ trưởng thành đầy đau đớn này.

Những vết sẹo càng lồi thì mới được coi là đẹp. Để tăng thêm độ lồi cho các vết sẹo, người ta chà nước ép từ thực vật hoặc các chất nhuộm như than củi vào vết thương hở trên người các cô bé. Quá trình này đương nhiên sẽ gây nhiễm trùng, hoặc vết sẹo càng lớn hơn khi nó lành lặn.

Rùng mình chứng kiến nghi lễ rạch mình đầy đau đớn của các bé gái châu Phi - 4

Người ta chà nước ép thực vật và chất nhuốm lên các vết thương hở để làm các vết sẹo ngày càng lồi lên.

Nghi lễ trưởng thành này mới nghe thôi đã đủ rùng mình nhưng điều đặc biệt là hầu hết các bé gái không hề tỏ ra đau đớn hay khóc lóc mà đều nghiến răng chịu đựng bởi lẽ nếu các cô bé thừa nhận sự đau đớn sẽ là "nỗi xấu hổ của cả gia đình”.

Rùng mình chứng kiến nghi lễ rạch mình đầy đau đớn của các bé gái châu Phi - 5

Các bé gái phải cắn răng chịu đựng trong khi dao cứa, gai đâm vào cơ thể .

Ở Ethiopia, mỗi bộ lạc lại có những kiểu tạo sẹo “làm đẹp” riêng biệt và với họ là bản sắc, là quan niệm truyền thống không thể thay đổi.

Rùng mình chứng kiến nghi lễ rạch mình đầy đau đớn của các bé gái châu Phi - 6

Phụ nữ bộ lạc Karo tạo những vết sẹo lồi quanh cổ và ngực để tăng sức quyến rũ cho cơ thể.

Rùng mình chứng kiến nghi lễ rạch mình đầy đau đớn của các bé gái châu Phi - 7

Ở bộ lạc Karrayyu, phụ nữ sẽ tạo những vết sẹo trên má như mèo

Rùng mình chứng kiến nghi lễ rạch mình đầy đau đớn của các bé gái châu Phi - 8

Phụ nữ bộ lạc Dassanech lại để lại trên cơ thể những vết sẹo trên vai.

Tại nhiều quốc gia khác ở châu Phi, tập tục tạo sẹo làm đẹp cũng vô cùng phổ biến.

Rùng mình chứng kiến nghi lễ rạch mình đầy đau đớn của các bé gái châu Phi - 9

Ở miền nam Sudan, phụ nữ bộ tộc Toposa xăm sẹo ở bụng đánh dấu sau khi kết hôn.

Rùng mình chứng kiến nghi lễ rạch mình đầy đau đớn của các bé gái châu Phi - 10

Tại bộ lạc Datoga, ở Tanzania, những người phụ nữ xăm sẹo quanh mắt như một cách làm đẹp.

Các tập tục tạo sẹo trên cơ thể tại nhiều bộ lạc ở Ethiopia nói riêng và nhiều quốc gia châu Phi khác thực sự đang trở thành hiểm họa y tế. Những dụng cụ thô sơ, không hề được tiệt trùng, lại được dùng chung cho nhiều người làm tăng nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, HIV.

Rùng mình chứng kiến nghi lễ rạch mình đầy đau đớn của các bé gái châu Phi - 11

Những dụng cụ tạo sẹo thô sơ, không quan tiệt trùng, lại dùng chung cho nhiều người là nguy cơ lây lan nhiều bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng các bộ lạc.

Mặc dù chính phủ nhiều nước ra sức ngăn cấm, xóa bỏ nhưng những bộ tộc này vẫn cố lưu giữ nghi lễ truyền thống của mình vì nhiều lý do khác nhau như tôn giáo hay các suy nghĩ cực đoan đã ăn sâu vào suy nghĩ của họ từ đời này qua đời khác.

Ngôi làng cổ hiếm hoi còn sót lại ở TQ, du khách chấp nhận băng rừng vượt đèo để tới
Người Trung Quốc bây giờ có xu hướng thích đi du lịch đến những vùng quê hẻo lánh, tách biệt với khói bụi thành phố. Do đó, những ngôi làng may mắn...
Duy Trung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Lạ độc vui