Vào thăm cung An Định Huế, 'tòa lâu đài' đẹp hoa lệ nơi xứ Huế mộng mơ

Ngày 21/07/2023 15:44 PM (GMT+7)

Sở hữu lối kiến trúc châu Âu lạ mắt, cung An Định Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đồng thời còn là điểm đến lý tưởng để du khách check in khi đi du lịch Huế.

Chiêm ngưỡng tòa lâu đài hoa lệ nơi xứ Huế

Cung An Định ở đâu trên thành phố Huế?

Cung An Định ở Huế tọa lạc tại số 179 Phan Đình Phùng, Phú Nhuận, thành phố Huế. Công trình được xây dựng vào năm 1902. Nơi đây mang vẻ đẹp kiến trúc hiện đại và được ví như một cung điện ở châu Âu.

Toàn cảnh cung An Định Huế (Ảnh: Sưu tầm)

Toàn cảnh cung An Định Huế (Ảnh: Sưu tầm)

Theo thông tin tìm hiểu trên báo Lao động: "Cung điện nằm ở bờ bắc sông An Cựu này là nơi hoàng tử duy nhất của vua Khải Định và Đức Từ Cung ra đời. Đó chính là vua Bảo Đại sau này, tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy.

Khi lên ngôi, vua Khải Định dùng tiền riêng mở rộng phủ An Định lên đến 23.463 mét vuông trong hai năm 1917-1918. Tu sửa và xây dựng thêm một số công trình mới theo phong cách Tây phương với nguyên vật liệu là bê-tông cốt thép.

Tất cả có hơn 10 công trình lớn nhỏ, bao gồm Bến thuyền, Cửa cung, lầu Khải Tường, đình Trung Lập, nhà hát Cửu Tư Đài, hồ nước, chuồng thú... Bị thời gian và chiến tranh bào mòn, sau hơn 100 năm, hiện nay cung chỉ còn lại ba công trình là cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường."

Lầu Khải Tường được ví như một lâu đài đậm chất châu Âu (Ảnh: Sưu tầm)

Lầu Khải Tường được ví như một lâu đài đậm chất châu Âu (Ảnh: Sưu tầm)

Bên cạnh đó, vào năm 1922, hoàng tử Vĩnh Thụy được phong làm Đông cung Hoàng Thái tử. Sau đó, Người chuyển qua sinh cung An Định để sinh hoạt. Vào năm 1934, sau quãng thời gian du học tại Pháp, vua Bảo Đại đã kết hôn với hoàng hậu Nam Phương. Sau khi kết hôn một thời gian, hoàng hậu đã hạ sinh ra hoàng tử Bảo Long. Bảo Đại phong con trai là Đông cung Hoàng Thái tử và ban tặng cung An Định.

Đến năm 1945, khi vua Bảo Đại thoái vị, cung An Định trở thành biệt cung hoa lệ. Nơi đây thường tổ chức các cuộc tiếp tân trọng thể của triều đình. Đến đây, du khách có thể dễ dàng chiêm ngưỡng công trình cổ kính nơi đây. Trong đình có tượng đồng vua Khải Định được đúc từ năm 1920, theo kích thước là 1:1. Bên cạnh đó, công trình này là công trình rất quen thuộc ở triều Nguyễn.

Vào thăm cung An Định Huế, amp;#39;tòa lâu đàiamp;#39; đẹp hoa lệ nơi xứ Huế mộng mơ - 3

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám 1945, vua Bảo Đại thoái vị, cùng gia quyến của mình là hoàng hậu Nam Phương, đức Từ Cung thái hậu và các hoàng tử công chúa, đã dọn từ Hoàng cung Huế qua An Định cung này sinh sống. (Ảnh: Sưu tầm)

Bên cạnh đó, đến đây, du khách sẽ vô cùng ấn tượng bởi khung cảnh lầu Khải Tường. Đây là công trình đặc sắc nhất mang lối kiến trúc âm hưởng Châu Âu. Trong đó, lầu có ba tầng, với 22 phòng lớn nhỏ. Ngoài ra, mặt trước được trang trí cầu kỳ, đan xen giữa các họa tiết phong cách Roman cận đại với họa tiết cung đình phương Đông.

Đồng thời, không gian bên lầu Khải Tường được trang trí vô cùng lộng lẫy. Du khách sẽ bị cuốn hút bởi sáu bức tranh tường sinh động về sáu lăng tẩm: từ lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh và chính lăng vua Khải Định. Đặc biệt, đây đều là những kiệt tác nghệ thuật Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Ngoài ra, du khách đi ra phía sau lầu Khải Tường sẽ được tham quan một khuôn viên xanh mát với cây cối um tùm. Trong đó, nổi bật nhất chính là Bạch Trà Viên được xây dựng trong khuôn viên này. Đặc biệt, nếu các bạn đã đi xem phim chiếu rạp thì sẽ nhận ra đây chính là khuôn viên để phục vụ công tác quay bộ phim “Gái già lắm chiêu V”.

Khải Tường Lâu - Cung An Định cũng là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa Festival Huế, giao lưu văn hóa nghệ thuật hàng năm của tỉnh Thừa Thiên Huế. Cung mở cửa từ 7h đến 17h hàng ngày.

Du lịch ba trong một từ Huế, cô gái mang về vô số ảnh xinh
Tới Huế, du khách có thể ghé Quảng Trị hay đi tàu vào Đà Nẵng để ngắm cảnh kết hợp sống ảo.

Du lịch Huế

Theo Bảo An
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Du lịch Huế