Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường Hồi giáo ở An Giang

Ngày 31/03/2022 14:16 PM (GMT+7)

Nằm bên dòng sông Hậu, ẩn mình trong những ngôi làng Chăm, những tòa thánh đường Hồi giáo ở An Giang vẫn toát lên vẻ đẹp uy nghi, huyền bí, mê hoặc bạn ngay khi vừa đặt chân đến.

Miền đất An Giang là nơi sinh sống hoà thuận bao đời của các cộng đồng dân tộc, trong đó có người Chăm theo đạo Hồi. Trải qua nhiều thế hệ, người Chăm vẫn giữ được bản sắc dân tộc, không gian văn hoá độc đáo qua lối sống tập trung tại các ngôi làng.

Du khách phương xa đến An Giang, đi trên con đường một làng người Chăm bất kỳ sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh người đàn ông mặc xà rông, phụ nữ đội khăn Mat’ra… Đặc biệt là khung cảnh tuyệt đẹp của những thánh đường Hồi giáo mà ngỡ như bạn đang lạc vào vùng Trung Đông xa xôi.

Thánh đường Masjid Jamiul Azhar

Nhắc tới các thánh đường Hồi giáo nổi tiếng ở An Giang, không thể bỏ qua Masjid Jamiul Azhar (xã Châu Phong, thị xã Tân Châu). Đây là một trong những thánh đường lớn nhất tại An Giang và được mệnh danh là thánh đường Hồi giáo đẹp nhất Việt Nam. Được xây dựng từ năm 1959, thánh đường trải qua nhiều đợt trùng tu và được mở rộng lớn nhất vào năm 2012. Chính thức hoàn tất và khánh thành vào ngày 3/8/2014.

img src/upload/1-2022/images/2022-03-31/1648710719-b23f0f1c916d22d7a4213b089357ef85.jpg width660 /

Thánh đường Masjid Jamiul Azhar lấy màu trắng tinh khôi làm chủ đạo kết hợp với xanh ngọc tuyệt đẹp. Vẻ ngoài trang nhã, thanh cao thoát tục, hoạ tiết trang trí tinh tế của toà thánh đường không chỉ là điểm đến tôn giáo của người dân địa phương mà còn là nơi thu hút khách thập phương tới tham quan.

Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường Hồi giáo ở An Giang - 2

Toàn cảnh thánh đường Masjid Jamiul Azhar

Khi ghé vào cổng thánh đường, ngay hai bên lối đi bạn sẽ thấy một nghĩa trang nhỏ với từng hàng bia đá giản dị. Khu nghĩa trang này đã có từ lâu, theo lời người dân bản địa, đây là nơi an táng của nhiều tín đồ Hồi Giáo khắp nơi ở Việt Nam.

Cổng vào của thánh đường.

Cổng vào của thánh đường.

Nghĩa trang bên ngoài thánh đường

Nghĩa trang bên ngoài thánh đường

Tiếp lối đi vào phía bên trong thánh đường, bạn sẽ được chiêm ngưỡng biểu tượng trăng lưỡi liềm và ngôi sao. Theo quan niệm đạo Hồi, trăng lưỡi liềm tượng trưng cho Âm lịch đạo Hồi (còn gọi Hồi lịch), biểu tượng ngôi sao thể hiện sự thành tâm, thành ý theo thánh Allah – Đấng Toàn Năng, vị Thượng đế cao nhất và duy nhất.

img src/upload/1-2022/images/2022-03-31/1648710720-3b5ec20ebc7cbed3866f0cc10d22d830.jpg width660 /

Ghé thăm Masjid Jamiul Azhar du khách sẽ có dịp tìm hiểu về phong tục cầu nguyện tại thánh đường của các tín đồ Hồi giáo, nét sinh hoạt của người Chăm. Vì là nơi tôn nghiêm để làm lễ, nên không gian tại thánh đường luôn sạch sẽ. Trước khi vào bên trong, bạn phải để giày dép bên ngoài, vệ sinh chân tay chân mặt mũi sạch sẽ với những bồn rửa ngay bên ngoài sảnh.

Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường Hồi giáo ở An Giang - 6

Chuẩn bị trước giờ làm lễ

Sự tôn nghiêm trong thánh đường img src/upload/1-2022/images/2022-03-31/1648710720-4c4039bd7f0105ec0d551d5952bddfa7.jpg width660 /

Sự tôn nghiêm trong thánh đường Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường Hồi giáo ở An Giang - 8

Người đàn ông trung niên đang chuẩn bị làm lễ Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường Hồi giáo ở An Giang - 9 Ngay trong khuôn viên thánh đường có những lớp học đạo phía sau

Ngay trong khuôn viên thánh đường có những lớp học đạo phía sau

Thánh đường Mubarak

Dọc hai bên bờ sông Hậu có rất nhiều thánh đường, về An Giang, ngoài Masjid Jamiul Azhar du khách có cơ hội tham quan thánh đường Mubarak (xã Phú Hiệp, huyện Tân Phú).

img src/upload/1-2022/images/2022-03-31/1648710721-c4cdac2c4050921865bfd7612145e541.jpg width660 /

Mang đặc trưng công trình kiến trúc thánh đường Hồi giáo, Mubarak luôn toát lên vẻ đẹp huyền bí, tinh tế và tráng lệ. Nhìn từ xa, Mubarak giống như những đền thờ cổ Ba Tư, Ấn Độ. Từ ngoài cổng chính là những hình vòng cung, tiếp đến là khoảng sân rộng, toà thánh đường bên trong. Bên trên là 2 tầng tháp, nóc tháp hình bầu dục và biểu tượng trăng lưỡi liềm, ngôi sao. Các vòm cửa có hình vòng cung nhọn đầu.

Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường Hồi giáo ở An Giang - 12

Kiến trúc bên trong thánh đường Mubarak

Với nét kiến trúc độc đáo, mang đậm bản sắc tôn giáo và văn hoá của người Chăm theo đạo Hồi, ngày 5/12/1989 thánh đường Mubarak được Bộ Văn hoá – Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Hằng năm, tại thánh đường Mubarak diễn ra nhiều hoạt động lễ hội, điểm sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Chăm. Có thể kể đến các hoạt động đang chú ý như: Lễ Maulid kỷ niệm ngày sinh của giáo chủ Nabi Muhammad, lễ Roja Haji, Tết của người Chăm, lễ Ramadan…

Buổi hành lễ của các tín đồ Hồi giáo yên tĩnh và trang nghiêm img src/upload/1-2022/images/2022-03-31/1648710722-de784bf9ec133d00bf4eda0ebf617842.jpg width660 /

Buổi hành lễ của các tín đồ Hồi giáo yên tĩnh và trang nghiêm Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường Hồi giáo ở An Giang - 14

Bước đi khoan thai của cụ ông người Chăm sau buổi làm lễ.

Vẻ yên bình ngôi làng Chăm Đa Phước

Sau khi tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính đầy huyền bí các thánh đường, bạn hãy dạo qua các con đường nhỏ dẫn lối vào ngôi làng người Chăm. Ở An Giang có rất nhiều làng Chăm như làng Châu Giang, làng Đa Phước, làng Châu Phong, Khánh Bình, Vĩnh Trường… Nét chung giữa những ngôi làng này là sự bình yên. Trong đó nổi tiếng nhất mà khách du lịch thường xuyên ghé thăm là làng Chăm Đa Phước (An Phú).

Sự bình yên luôn hiện hữu nơi đây

Sự bình yên luôn hiện hữu nơi đây

“Lang thang tham thú đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Chăm làng Đa Phước, tôi thấy họ có một lối sống thật sự rất an nhiên. Một ngày họ có 5 khung giờ dành cho những buổi lễ quan trọng: bình minh khoảng 5h45, trưa 12h20, chiều 3h20, tối 6h20 và7h30. Nhìn vào những khung giờ này tôi cảm nhận rõ hơn về sự chăm chút cho tâm hồn và tín ngưỡng của họ.

Vào buổi chiều sau giờ tan làm, cả nhà lại quây quần ngồi bên nhau trà chiều, ăn uống, tám chuyện bên hiên. Nhìn cảnh ấy, bất chợt tôi cũng muốn có nhiều khoảng thời gian được đoàn tụ cùng người thân, bên gia đình sau những giờ làm việc cuối ngày để cảm nhận sự ấm áp thân thương”, nhiếp ảnh gia Hai Le Cao tác giả bộ ảnh thánh đường ở An Giang chia sẻ.

Những quầy “tạp hoá di động” bán đầy đủ sản phẩm thiết yếu. img src/upload/1-2022/images/2022-03-31/1648710722-d623a2dabfbee1d028264ba9948b6447.jpg width660 /

Những quầy “tạp hoá di động” bán đầy đủ sản phẩm thiết yếu. Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường Hồi giáo ở An Giang - 17

Đi dọc bờ sông cứ một quãng lại bắt gặp quầy bán món Tung Lò Mò.

Ghé làng Chăm Đa Phước, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân bản địa trong trang phục truyền thống. Đàn ông mặc xà rông, phụ nữ quấn trên đầu chiếc khăn Mat’ra. Nói về vẻ đẹp chiếc khăn Mat’ra của người Chăm, trong bài hát “Tiếng trống Paranưng” nhạc sĩ Trần Tiến từng viết lời ca: “Tôi yêu chiếc khăn Mat’ra /Vương trên trán em dịu êm/ Tôi yêu tiếng ca Atidza/ Mênh mang mênh mang biển sóng/ Tôi yêu đóa hoa sớm mai/ Vương trên trên áo em nhẹ rơi…”

Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường Hồi giáo ở An Giang - 18 Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường Hồi giáo ở An Giang - 19 Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường Hồi giáo ở An Giang - 20 Vẻ đẹp mê hoặc của thánh đường Hồi giáo ở An Giang - 21

“Môi trường sống luôn quyết định lối suy nghĩ và cách hành xử. Có lẽ vậy mà ở xứ này từ người già, thanh niên đến trẻ nhỏ đều mang trong mình sự duyên dáng, khoan thai đầy cuốn hút. Tôi thật sự may mắn khi lần đầu tiên đặt chân đến mảnh đất này mà lại được chứng kiến và mở mang thật nhiều điều cả về văn hoá, con người lẫn những điều huyền bí tâm linh. Tôi sẽ còn quay lại nơi đây có thể rất nhiều lần hơn nữa để ngắm nhìn, tìm và hiểu hay chỉ đơn giản tìm về chốn bình yên sâu thẳm trong tâm hồn”, nhiếp ảnh gia Lê Cao Hải, người thực hiện bộ ảnh, chia sẻ.

Ghé Tiền Giang nếm 5 đặc sản cực bình dân nhưng ngon nhức nhối, nhắc là thèm
Đặc sản Tiền Giang đều là những món ăn dân dã, giản đơn nhưng được chế biến theo cách riêng của người dân nơi đây nên mang một hương vị hết sức khác...

Đặc sản 4 phương

Theo Minh Vy - Hai Le Cao
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Du lịch Miền Tây