Không phải ngẫu nhiên, các tác phẩm như Mèo máy Doremon, Bonobono…, lại có sức sống lâu bền với bao thế hệ trẻ em đến vậy.
Nhật Bản là mảnh đất của truyện tranh, là cái nôi của những nhân vật truyện tranh dễ thương, với hình ảnh vô cùng bắt mắt. Thế nên, giữa hằng hà sa số những tác phẩm ra lò hàng năm, các bà mẹ đã tự đưa ra rất nhiều nguyên tắc cho mình khi chọn sách cho con, đặc biệt là cho những bé mẫu giáo, và đầu cấp 1, khi bé đang ở tuổi nhận biết thế giới xung quanh.
Ngoài Mèo máy Doremon...
Không phải ngẫu nhiên, các tác phẩm như Mèo máy Doremon, BonoBono…, lại có sức sống lâu bền đến vậy. Tạo nên sự đột phá ở năm đầu ra mắt, hai tác phẩm này còn trở nên một người bạn lớn dần cùng trẻ em ở Nhật Bản.
BonoBono cũng là một biểu tượng kinh điển với trẻ em Nhật qua bao thế hệ
Hai nhân vật này có sức sống dai dẳng khi đã cùng lớn với bao thế hệ trẻ em vài chục năm qua. Đó thực sự là một quá trình chọn lọc và không ngừng góp ý, để tác giả có thể hoàn thiện và xây dựng nhân vật ngày càng dễ mến hơn.
Vậy nguyên tắc chọn truyện cho con của các bà mẹ Nhật là thế nào?
Trước hết, ở tầm tuổi này, các bé rất thích loài vật. Những chú mèo, gấu, thỏ, luôn được coi như một thế giới rộng lớn, dễ thương, như những người bạn của trẻ. Vì thế, khi chọn truyện tranh, các mẹ sẽ chú ý đầu tiên đến hình ảnh loài vật. Đó phải là những hình ảnh sinh động, đáng yêu, và ngộ nghĩnh.
Gian trưng bày 800 cuốn sách manga gốc của Nhật
Doremon là một chú mèo, nhưng không phải chú mèo thông thường, mà hẳn là mèo máy, và đặc biệt, lại còn mập ú, tròn xoe. Ở chú, có biết bao điều kỳ diệu với chiếc túi phép thuật, có thể hô biến ra bao điều lạ.
Ở Bono, cuốn truyện sắp ra mắt ở Việt Nam, đó không phải là nhân vật mèo gấu thông thường, Bono là chú rái cá. Nghe tên đã lạ rồi, và tạo hình cũng rất ngộ nghĩnh. Nếu như Doremon có một tệp bạn nào Nobita ngốc ngếch, Chaien bạo lực, và Xu ka dễ thương, thì Bono cũng luôn sát cánh bên Sóc Vằn và Gấu trúc.
Tạo hình nhân vật là điều kiện cần để thu hút trẻ em từ cái nhìn đầu tiên, nhưng điều kiện đủ để thuyết phục mẹ và bé phải là những câu thoại ngộ nghĩnh. Ở Bono, cách nói chuyện kiểu ông cụ non rất dễ gây cười. Chú vốn được coi là ngô ngố, nên nhìn bất kể điều gì trong cuộc sống cũng với ánh mắt ngô nghê, tìm hiểu.
Đứng ở góc độ người mẹ, chắc chắn các bà mẹ sẽ muốn con cùng nhân vật khám phá ra những điều mới mẻ ở cuộc sống. Mới bắt đầu tìm hiểu thế giới xung quanh, các bé có xu hướng tìm “đồng minh”, tìm những bạn hơi ngô ngố một chút, để thấy mình không “quê” khi phát hiện ra điều mới.
Và quan trọng nhất, các bà mẹ muốn mỗi khi đọc một cuốn truyện, trẻ con phải học hỏi được một điều gì đó cho mình. Ở Doremon, rõ ràng, Xuka là một cô gái ngoan, ham học nên cô bé lúc nào cũng đạt được thành tích xuất sắc, được các bạn bè yêu mến. Còn câu chuyện về chú rái cá Bono thì trẻ con cũng từ đó học được bài học về tình đoàn kết, yêu thương lẫn nhau, học về sự dũng cảm và sẵn sang đương đầu với thử thách.
Nhiều mẹ Việt than phiền con mình không thích nghe đọc truyện, chỉ thích chơi lego và điện tử. Thực ra đó là khi mẹ chưa tìm được đúng đầu sách phù hợp cho con, và đôi khi cũng do mẹ chưa tạo thành nếp cho con.
Muốn con thật sự yêu thích đọc, các mẹ hãy tạo một môi trường yêu thương, một thói quen đọc vào giờ cố định, một cách kể hài hước và thực sự coi những nhân vật truyện tranh như những người bạn của con mình. Nếu có thể, hãy bắt đầu ngay vào dịp Tết này, khi BonoBono đến Việt nam.
Cuốn truyện đã có sức sống ở Nhật Bản hơn 30 năm qua, với số lượng phát hành lên tới 9 triệu bản. Chắc chắn với một kỷ lục lớn đến như vậy, các bé hẳn sẽ tìm thấy niềm yêu thích và say mê của mình.
Cuốn sách BonoBono còn xuất hiện trong sự kiện Manga festival nằm trong chương trình Japan Vietnam Festival - Kỷ niệm 45 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản (1973-2018). Tác giả: Mikio Garashi Ông sinh ngày 13 tháng 1 năm 1995, tại thành phố Nakaniida (nay là Kami), quận Kami, tình Miyagi. Lúc 5 tuổi, được sự khai sáng của thần linh, ông đã quyết tâm theo đuổi sự nghiệp trở thành họa sĩ. Ông ra mắt tác phẩm đầu tiên của mình năm 24 tuổi. Sau khi giới thiệu tác phẩm "Nekura Topia", nhờ vào phong cách độc đáo và thể loại truyện cấp tiến, ông đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ phía độc giả. Tác phẩm này cũng tạo ảnh hưởng đến rất nhiều họa sĩ truyện tranh khác. Mùa hè năm 1984, ông đột ngột tuyên bố ngừng bút, cho đến mùa xuân năm 1986, mãi đến trước khi giới thiệu bộ truyện "Bono Bono và các bạn", ông không hề sáng tác một trang truyện nào mà chier chuyên tâm vào hoạt động văn chương ở Góc Văn "Sankitei Yonkoma Ogiri" (Manga Life) với tư cách là một giảng viên. Tác phẩm đánh dấu sự trở lại của ông chính là " Bono Bono và các bạn", được xem như tác phẩm gây tiếng vang lạ thường ở các phương diện. Khi đó ông 32 tuổi, còn độc thân. |