Một Giờ Của Mẹ Mỗi Ngày thực sự là cuốn sách cần phải đọc với bất cứ mẹ Việt nào muốn tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống và nuôi dạy con trong hạnh phúc.
Những bà mẹ tìm lại được sự cân bằng
Khi sinh đứa con đầu lòng, Ah In đã mệt mỏi đến mức mắc phải chứng bệnh trầm cảm. Nhưng may mắn sau đó, cô đã được tiếp cận những quan điểm tích cực như: các bà mẹ phải biết cách thu xếp để có được thời gian riêng cho chính mình, làm việc mình yêu thích để tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống và việc nuôi dạy con cái, bởi người mẹ hạnh phúc mới nuôi dạy được con trẻ hạnh phúc…
Với tâm thế ấy, khi sinh đứa con thứ hai, Ah trở nên tương đối tự do. Khi có thời gian vào buổi sáng, cô thường xem các chương trình truyền hình để tìm xem bản thân mình thích gì. Cuối cùng Ah phát hiện ra mình thích may vá.
Cô đã dành toàn bộ thời gian riêng rảnh rỗi của mình cho công việc này. Cô trải qua những tháng ngày hạnh phúc và đắm chìm trong niềm vui sướng khi được nhìn con gái và những người yêu quý mặc những bộ quần áo do chính mình làm nên.
Trong cuốn sách này, thông qua câu chuyện của chính mình và những bà mẹ khác, tác giả Jihye đã chỉ ra thực tế và chia sẻ sự đồng cảm với những người phụ nữ phải hy sinh sự nghiệp cá nhân, để gánh vác trách nhiệm làm mẹ thiêng liêng nhưng cũng đầy đơn độc và nặng nề.
Mi Hye rất thích chơi piano, nhưng lúc thanh thiếu niên bị sự phản đối của bố mẹ, nên cô đành bỏ dở ước mơ đó và theo học một trường đại học công nghiệp. Sau đó cô làm công việc lắp ráp điện thoại di động tại một tập đoàn của Hàn Quốc cho đến khi sinh đứa con đầu lòng.
Nhưng dù có cố gắng đến đâu Mi Hye cũng vẫn không đạt được thành quả tốt như mình mong muốn. Thậm chí cô còn cảm thấy nghi ngờ khả năng của chính mình. Sau một thời gian dài nghỉ sinh và chăm sóc con, cô quyết định thôi việc.
Sự thất vọng trong công việc cộng với sự khó khăn, vất vả trong nuôi dạy con nhiều khi khiến Mi Hye không đủ kiên nhẫn và trở nên tức giận, thường xuyên quát mắng con. Đặc biệt là khi con cô tỏ ra không hợp tác khi phải đi nhà trẻ.
Khi con đi học ở trường mẫu giáo được hai tháng, một ngày nọ Mi Hye được khuyên nên theo học tập đàn piano. Sau khi tốt nghiệp cô sẽ có thể đánh được những bản nhạc tuyệt vời, hoặc kể cả không làm được như thế thì niềm yêu thích âm nhạc mãnh liệt kia sẽ là động lực to lớn và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của cô.
Mi Hye đã phân vân rất nhiều, bởi bây giờ cô không còn ở độ tuổi có thể sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách cho đam mê của mình, nhưng cô lại rất muốn được kiểm chứng khả năng chơi piano của bản thân. Mi Hye được giáo viên piano giới thiệu vào trường và tham gia một bài test phân loại. Dù kỹ năng bị mai một nhiều, nhưng với sự khích lệ của giáo viên, Mi Hye đã tham gia luyện tập trong vòng hai tháng. Kết quả là cô đã vượt qua được kỳ thi tuyển, và trở thành học viên của một nhạc viện tại Seoul.
Kết thúc học kỳ 1 ở trường, Mi Hye đã đánh bại các học viên ở độ tuổi 20 và xếp hạng nhất trong lớp. Điều thú vị là vào khoảnh khắc cô bắt đầu muốn học lại piano, thì tất cả sự bực bội hay tức giận mà cô hay dành cho đứa con của mình cũng nhanh chóng biến mất.
Niềm vui được làm điều mình thích, khiến Mi Hye có thể tận hưởng khoảng thời gian chơi đùa cùng con, cũng như thấy việc dậy sớm và đến trường không hề mệt mỏi chút nào. Bên cạnh đó, cô cũng tràn ngập lạc quan bởi đây là một khoản đầu tư hoàn toàn có lời. Sau khi tốt nghiệp, cô có thể mở một trung tâm hoặc các lớp dạy đàn piano để kiếm thêm thu nhập.
Và cuốn sách Một Giờ Của Mẹ Mỗi Ngày
Ah In và Mi Hye là hai trong rất nhiều bà mẹ đã thực hành theo phương pháp của huấn luyện viên Jihye Kim: dành một lượng thời gian nhất định trong ngày cho đam mê và sở thích cá nhân, để tìm lại được sự cân bằng trong cuộc sống khi phải đảm đương công việc vất vả của những bà mẹ.
Tại Hàn Quốc, cuốn sách Một Giờ Của Mẹ Mỗi Ngày nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ các chuyên gia giáo dục và sức khỏe tâm thần cũng như các bà mẹ, đặc biệt là các bà mẹ trẻ.
Là huấn luyện viên có chứng nhận của Hiệp hội huấn luyện viên Hàn Quốc và quốc tế, Jihye Kim hiện là Giám đốc điều hành của một trung tâm huấn luyện trí tuệ tại Hàn Quốc.
Trở thành mẹ của một thiên thần bé nhỏ ở tuổi 33, trải nghiệm niềm hạnh phúc cũng như nỗi vất vả của một người làm mẹ, Jihye nhận ra cô cần chia sẻ, và giúp đỡ những người mẹ khác tìm lại được sự cân bằng cho cá nhân khi phải đảm nhiệm công việc nuôi dạy con đầy vất vả, đồng thời vẫn có thể theo đuổi đam mê, để có thể làm chủ sự nghiệp, cuộc sống và trở nên hạnh phúc hơn.
Cuốn sách Một Giờ Của Mẹ Mỗi Ngày (trong đó có câu chuyện của Ah In và Mi Hye) chính là đúc kết hơn 7 năm đồng hành huấn luyện, chia sẻ đó của tác giả Jihye.
Trong cuốn sách này, thông qua câu chuyện của chính mình và những bà mẹ khác, tác giả Jihye đã chỉ ra thực tế và chia sẻ sự đồng cảm với những bà mẹ nhiều khi phải hy sinh sự nghiệp cá nhân, để gánh vác trách nhiệm làm mẹ thiêng liêng nhưng cũng đầy đơn độc và nặng nề. Đây chính là nguyên nhân khiến rất nhiều người bị kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần, dễ dàng nổi nóng với người thân, kể cả những đứa con yêu của mình, thậm chí là bị trầm cảm.
Đúng “chất” của một huấn luyện viên, cuối các phần nội dung, tác giả Jihye đều đưa ra những bài trắc nghiệm giúp mỗi người mẹ có thể tự đánh giá tình trạng của bản thân. Tiếp đó cô đề xuất phương pháp “mỗi ngày một giờ dành cho bản thân” để giúp các bà mẹ có thể tìm lại được sự cân bằng, hạnh phúc như chính bản thân cô cùng rất nhiều khách hàng đã trải nghiệm và thành công.
Jihye khuyến khích các bà mẹ nghỉ ngơi cùng lịch sinh hoạt của con nhiều nhất có thể, đồng thời mỗi ngày cố gắng thu vén dành riêng một giờ đồng hồ cho cá nhân mình, làm các công việc mình thích, mang lại sự cân bằng cho cá nhân như: đọc sách, chơi đàn, may vá, trồng cây, nâng cao kiến thức cho công việc sẽ làm sau khi con đi học…
Thấu hiểu sự khó khăn khi rèn luyện thói quen này trong hoàn cảnh nuôi con nhỏ mệt mỏi; Jihye đã dành hẳn 2 chương tiếp theo của cuốn sách Một Giờ Của Mẹ Mỗi Ngày để đưa ra các hướng dẫn chi tiết giúp các bà mẹ biết cách tạo dựng thời gian dành cho riêng mình, huấn luyện bản thân, rèn luyện thói quen để đi đến tương lai cân bằng, thành công và hạnh phúc hơn.
Nhận xét về cuốn sách, Giám đốc Viện nghiên cứu các bà mẹ đi làm tại Hàn Quốc Lee Soo Yeon viết: “Cuốn sách này nói lên một điều rằng, nếu bạn muốn nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc, trước tiên bạn phải trở thành một người mẹ hạnh phúc bằng cách tìm kiếm thời gian cho riêng mình.
Tôi thực sự muốn giới thiệu cuốn sách này đến những bà mẹ trẻ luôn mải mê trong các cuộc thử thách nuôi con đến đánh mất bản thân mình, từ đó có thể giúp họ trở thành một người mẹ cân bằng, hạnh phúc nhất.”