Linh vật tàng thing - sinh thực khí nam trong lễ hội Ná Nhèm không còn sơn màu hồng và được trùm khăn voan mỏng.
Ngày 11.2 (15 tháng Giêng), lễ hội Ná Nhèm, một trong những lễ hội "phồn thực" táo bạo nhất Việt Nam đã chính thức được tổ chức tại xã Trấn Yên, Bắc Sơn, Lạng Sơn.
Sau nửa thế kỷ thất truyền, lễ hội được khôi phục từ năm 2012, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người với màn rước tàng thing, mặt nguyệt - sinh thực khí nam, nữ với kích thước lớn.
Sau khi rước, tế lễ, tàng thing sẽ được đem hoá để cúng tiến. Vì vậy, tàng thing mỗi năm có thể thay đổi chỉnh sửa.
Ông Hoàng Minh Chuẩn, lềnh trưởng bản làng Mỏ (người có quyền hành của một cộng đồng thuộc làng Mỏ) cho hay, năm trước, tàng thinh có kích thước dài hơn 1m, nặng hơn 1 tạ, sơn màu hồng rực rỡ, bị nhiều người phê giống linh vật trong một lễ hội ở Nhật Bản. Chính vì vậy, năm nay tàng thinh được thay mới, có kích thước nhỏ hơn và phủ tấm voan mỏng tế nhị hơn.
Sau khi những người phụ nữ làm lễ xin rước ngai từ đình làng Mỏ ra miếu Xa Vùn. Những thanh niên trai tráng khiêng kiệu rước Ngài từ đình làng Mỏ ra miếu Xa Vùn (thờ Đức Thánh Cao Sơn Quý Minh) để cùng vui hội.
Điểm độc đáo nhất của lễ hội Ná Nhèm là màn rước sinh thực khí nam (tàng thinh) và sinh thực khí nữ (mặt nguyệt). Ý nghĩa của việc này là ước mong sinh sôi nảy nở, con cháu đầy đàn.
Kiệu rước mặt nguyệt - biểu tượng sinh thực khí nữ
Khi tận mắt thấy sinh thực khí nam (tàng thinh), nhiều người dân và du khách thập phương thích thú chụp ảnh lưu niệm, sờ vào lấy may.
Các lễ vật cúng tế còn có ngô, lúa, khoai sọ,… cầu cho cuộc sống đầy đủ, đời sống ấm no.
Thanh niên trai tráng trong làng bôi mặt nhọ diễn lại tích đánh giặc ngoại xâm.
Đoàn rước đặt lễ vật tại miếu Xa Vùn để cúng tế
Nhiều du khách, người dân sờ vào tàng thing để lấy may và chụp hình.
Theo Th. Bàn Tuấn Năng, Viện văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh người tham gia phục dựng lễ hội Ná Nhèm, đây không phải lễ hội dân gian thông thường mà lễ hội đặc biệt của hai dòng họ vốn gốc họ Mạc. Bắt nguồn từ lịch sử, khi triều Mạc thất thủ, dòng họ Mạc phải thay tên đổi họ để tránh họa tru di, truy sát của vua Lê và chúaTrịnh. Họ Hoàng và họ Bế (gốc họ Mạc) rước sinh thực khí nam nữ đi cung tiến cho đức Vua của chính mình. Con cháu gốc họ Mạc mượn tín ngưỡng phồn thực để biểu đạt mong ước đức Vua phù trợ cho dòng họ lớn mạnh. |