10 thời điểm bạn không nên lắng nghe trực giác của mình

Bảo Anh. - Ngày 06/10/2024 19:00 PM (GMT+7)

Có thể trực giác của bạn không phải là chỉ dẫn tốt nhất trong những trường hợp này.

1. Khi bạn đang đau buồn

Nỗi đau buồn có xu hướng lấn át mọi cảm xúc của chúng ta, bao gồm cả trực giác. Bạn có thể nghĩ rằng mình đang hành động đúng vì "cảm giác đúng" nhưng nỗi đau buồn có thể ảnh hưởng đến những suy nghĩ tiềm thức của bạn nhiều hơn bạn nhận ra. Và điều này sẽ dẫn đến những quyết định mà sau này bạn phải hối hận.

2. Khi bạn tức giận

10 thời điểm bạn không nên lắng nghe trực giác của mình - 1

Giống như nỗi đau buồn, sự tức giận cũng có xu hướng chiếm lấy và làm lu mờ phán đoán của chúng ta, khiến trực giác trở nên không đáng tin cậy. Trực giác của bạn có thể mách bảo bạn rằng việc đưa ra cuộc tranh luận từ 10 năm trước là một ý tưởng tuyệt vời nhưng sẽ tốt hơn khi bạn tin vào lý trí trong những trường hợp tương tự.

3. Khi bạn say

Khi bạn say, dù là vì các chất gây nghiện hay những trải nghiệm mãnh liệt, bạn có thể không phân biệt được sự khác nhau giữa trực giác và những suy nghĩ xâm nhập vào mình. Do đó, nếu bạn cảm thấy mình bị cuốn theo một cảm xúc nhất thời, hãy dành thời gian để cân nhắc hậu quả có thể có của hành động.

4. Khi bạn rất mệt mỏi

Thiếu ngủ có tác động tiêu cực nghiêm trọng đến khả năng nhận thức cũng như sự ổn định về mặt cảm xúc của chúng ta. Nếu bạn không ngủ ngon trong vài ngày, bạn sẽ không thể suy nghĩ một cách rõ ràng. Hãy tìm cách nghỉ ngơi thật cần thiết trước khi đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào vì trực giác của bạn sẽ bị sai lệch.

5. Khi bạn thực sự đói hoặc khát

10 thời điểm bạn không nên lắng nghe trực giác của mình - 2

Bất kỳ ai đã từng trải qua cơn đói hoặc khát nghiêm trọng đều biết rằng nó có thể làm mù quáng phán đoán của một người. Bạn bè của bạn có thể hét lên rằng đừng lấy nước từ nguồn đó, chúng không hề đảm bảo và tiềm ẩn nhiều vấn đề nhưng khi bạn khát, trực giác của bạn sẽ mách bảo bạn hãy cứ tiếp tục và giải cơn khát của mình.

6. Khi bạn đang làm điều gì đó liên quan đến khoa học có khả năng gây rủi ro

Nếu bạn đang làm bất cứ điều gì liên quan đến việc đo lường và kỹ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ thì đây không phải là lúc để làm theo trực giác. Hãy tin vào những con số cứng nhắc và học thuyết hơn là trực giác của bạn.

7. Khi bạn đủ trung thực với chính mình để thừa nhận rằng bạn có thành kiến cá nhân

"Trực giác" của bạn có thể mách bảo bạn điều gì đó khi thực tế, tiềm thức của bạn đang đưa ra thông tin tiêu cực về phán đoán của bạn. Điều này thường xảy ra nếu một người có thành kiến tiêu cực đối với một chủ đề và sau đó sử dụng cái cớ "trực giác" để biện minh cho quan điểm của họ hoặc hành động tiêu cực đối với chủ đề đó.

8. Khi bạn đang trong cơn hoảng loạn

10 thời điểm bạn không nên lắng nghe trực giác của mình - 3

Sự điên cuồng là một loại hỗn loạn bên trong, chẳng hạn như hoảng loạn vì bạn bị lạc trong rừng và cảm thấy mình phát điên hoặc vì con bạn không khỏe và bạn đang chìm trong những kịch bản "nếu như". Trong những tình huống như vậy, hãy bình tĩnh và nghe theo lý trí thay vì để "trực giác" dẫn dắt bạn.

9. Khi bạn bị ốm hoặc trải qua cơn đau

Phán đoán của bạn sẽ bị ảnh hưởng khi bạn đang quằn quại trong cơn đau hoặc mê sảng vì cơn sốt. Cũng như các tình huống nguy cấp khác trong danh sách này, chớ nghe theo trực giác và làm điều gì đó nhanh chóng chấm dứt sự khó chịu mà sau này bạn sẽ phải hối hận.

10. Khi người có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng tốt hơn nói với bạn điều ngược lại (đặc biệt là trong các tình huống an toàn)

Chúng ta đều đã xem những bộ phim mà một chuyên gia dày dạn kinh nghiệm bảo ai đó ở lại trong xe nhưng sau đó người này lại "làm theo trực giác của họ" và chắc chắn sẽ gặp rắc rối. Nếu bạn thấy mình trong tình huống tương tự, đặc biệt là liên quan đến an toàn, đừng chỉ làm theo ý thích của bạn.

Những người sống hạnh phúc nhất có 8 thói quen chung này
Bằng cách thêm những thói quen này vào cuộc sống của mình, bạn sẽ mở ra nhiều trải nghiệm ý nghĩa, tích cực và hạnh phúc hơn.

Tư duy thông minh

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh