Bạn có thể quá lịch sự và đã đến lúc ngừng xin lỗi về mọi thứ!
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
Không ngừng khen ngợi ngoại hình của ai đó
"Ôi, cậu thật mảnh dẻ”, “Chiếc váy đó xuất sắc quá”, “Đôi mắt cậu trông thật cuốn hút”… Theo chuyên gia về phép xã giao Bonnie Tsai những lời khen ngợi về ngoại hình có thể không được đón nhận như những gì bạn nghĩ. Nếu bạn luôn miệng nói những lời khen, bất cứ khi nào bạn gặp ai đó, bạn có thể khiến đối phương áp lực và cảm thấy bạn thiếu chân thành. Sẽ tốt hơn khi bạn dành cho họ một lời khen chân thành về thành tích đạt được.
Đưa ra câu trả lời quá dài
Chuyên gia tư vấn nghi thức Maryanne Parker chia sẻ, bạn có thể nghĩ rằng mình đang tỏ ra lịch sự hơn khi cung cấp cho ai đó mọi thông tin mà họ có thể muốn nhưng sự thật là câu trả lời quá dài dễ khiến người nghe không cảm thấy thoải mái.
“Hãy giữ câu trả lời của bạn ngắn gọn và đi vào trọng tâm thay vì trả lời lan man, quá dài. Họ sẽ đưa ra những câu hỏi tiếp theo nếu thấy cần thêm thông tin,” cô nói.
Giữ giao tiếp bằng mắt quá lâu
Giao tiếp bằng mắt là một cách lịch sự để thể hiện cho đối phương biết sự quan tâm của bạn. Chuyên gia về phong cách, nhà trị liệu tâm lý Jeff Larsen cho biết một số người đã áp dụng quy tắc "duy trì giao tiếp bằng mắt" và biến nó thành một trận đấu nảy lửa, cái nhìn chằm chằm khó chịu vào người khác.
Hãy giữa giao tiếp bằng mắt khi trò chuyện và đừng quên thỉnh thoảng nhìn ra chỗ khác. Cuộc trò chuyện của hai người sẽ thân thiết và tự nhiên hơn nhiều.
Không nói ra ý kiến của mình
Bạn cần biết sự khác biệt giữa cố nhìn sự việc dưới nhiều góc độ và cố làm hài lòng mọi người bằng cách không nói ra ý kiến của mình.
“Bạn có thể nghĩ rằng mình rất lịch sự khi đồng ý với tất cả mọi người nhưng trên thực tế, điều đó khiến bạn trông yếu đuối và thiếu quyết đoán hơn. Có nhiều cách để chia sẻ quan điểm bất đồng mà không khiến đối phương cảm giác khó chịu hoặc đối đầu”, Parker nói.
Xin lỗi cả những điều nhỏ nhặt
Biết nói lời xin lỗi là một quy tắc cơ bản của phép lịch sự nhưng sẽ là không phù hợp khi bạn xin lỗi với tất cả mọi thứ.
“Việc xin lỗi quá mức hoặc bày tỏ điều đó trong những tình huống không cần thiết có thể cho thấy rằng bạn thiếu lòng tự trọng và điều này có thể khiến mọi người lợi dụng điều đó. Ngay cả khi bạn không bị lợi dụng, nhiều người cảm thấy việc liên tục xin lỗi rất khó chịu hoặc thắc mắc rằng vì sao bạn lại sợ họ đến vậy”, Tsai nói.
Luôn tuân theo sở thích của người khác
Để người khác đưa ra tất cả các quyết định có thể khiến bạn thấy rằng mình thật lịch sự, đặc biệt là trong giao tiếp nơi làm việc. Tuy nhiên, việc bạn luôn để người khác lựa chọn chính là tự đẩy mình vào thế khó và đối phương sẽ dần không coi trọng quyền quyết định của họ.
Không lên tiếng
Lắng nghe là một phần quan trọng của phép lịch sự nhưng nếu bạn không bao giờ lên tiếng thì đó cũng là một vấn đề. Tsai nói: “Quá quan tâm đến người khác và quyền được nói của họ khiến bạn mất cơ hội chia sẻ cái nhìn sâu sắc và cá tính của riêng mình.”
Nhớ rằng mỗi cuộc trò chuyện là con đường hai chiều và nó hoạt động tốt nhất khi cả hai người cùng sử dụng.
Dọn bàn khi người khác đang ăn
“Dọn dẹp đống bát đĩa bẩn có vẻ là một cử chỉ lịch sự thể hiện sự quan tâm nhưng nếu những người khác vẫn đang ăn, việc bạn làm có thể gửi đi thông điệp bữa ăn đã kết thúc, họ cần sớm rời đi,” Tsai nói.
Nếu bạn không phải là chủ nhà, chủ bữa tiệc, hành động này thậm chí còn thô lỗ khi khiến người khác hiểu rằng bạn thấy bàn ăn không sạch sẽ và khách mời lại phải dọn dẹp. Hãy nhớ đợi đến khi mọi người ăn xong rồi mới dọn. Trong trường hợp đó không phải là nhà của bạn, hãy hỏi trước xem bạn có thể giúp đỡ thu dọn hay không.
Đưa ra câu trả lời chỉ có một từ
Những người lo lắng về việc chia sẻ quá mức có thể nghĩ rằng trả lời thật ngắn gọn là lịch sự nhất. Câu trả lời ngắn gọn là lịch sự nhưng những câu trả lời chỉ một cộc lốc thì không.
“Chỉ trả lời “có” hoặc “không” dễ khiến người nghe cảm thấy cộc lốc và phiến diện. Ngay cả với những cuộc trò chuyện qua tin nhắn, email, điều này cũng cần tránh”, Parker nói.
Bỏ qua tất cả những cuộc trò chuyện ngắn
Ngày nay, nhiều người cho rằng những cuộc trò chuyện ngắn là thứ gì đó tào lao và lãng phí thời gian. Vì vậy, bạn có thể nghĩ rằng bằng cách bỏ qua những câu hỏi như "Bạn có khỏe không?", "Bạn thích thời tiết này chứ?", bạn đang giúp đỡ mọi người bằng cách đi thẳng vào vấn đề.
Tuy nhiên, những cuộc trò chuyện ngắn như vậy cũng cần thiết cho cuộc trò chuyện lịch sự. Nó giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn, dễ thiết lập mối quan hệ thân thiết. Tất nhiên, có những chủ đề bạn cần đặc biệt tránh như nói về chính trị và tôn giáo.
Từ chối những lời khen
"Bạn thật thông minh!"
“Ồ không! Tôi chỉ là may mắn mà đoán đúng thôi! Tôi ngốc lắm!”
Bạn có thể đang cố tỏ ra lịch sự và khiêm tốn bằng từ chối những lời khen ngợi nhưng liên tục hạ thấp bản thân khiến bạn trông tệ hơn và còn khiến người khác cảm thấy không thoải mái. Học cách trân trọng và đón nhận một lời khen chân thành là kỹ năng xã giao lịch sự mà ai cũng nên thành thạo.