4 thời điểm người khôn ngoan luôn tin vào trực giác và bạn cũng nên như vậy

Bảo Anh. - Ngày 06/05/2024 19:00 PM (GMT+7)

Trực giác là khả năng bẩm sinh để chúng ta biết điều gì đó mà không cần phải suy nghĩ một cách có ý thức về nó. Những người khôn ngoan luôn biết đâu là thời điểm tốt nhất để tin tưởng vào những linh cảm đó.

Hãy tin vào trực giác khi nói đến sự an toàn của bạn

4 thời điểm người khôn ngoan luôn tin vào trực giác và bạn cũng nên như vậy - 1

Khi mọi thứ có vẻ “không ổn” trong một tình huống, bạn không nên bỏ qua cảm giác của mình. Ngay cả khi việc tạo nên cảm giác đó có vẻ rất nhỏ, điều quan trọng là bạn đừng bỏ qua nó.

“Đừng bao giờ bỏ qua trực giác của bạn khi nói đến sự an toàn. Nếu bạn có linh cảm cụ thể về sự an toàn của bạn ở một địa điểm, tình huống hay sự bất đồng, hãy luôn lắng nghe nó. Có thể giọng nói tinh tế đó đã ngăn cản bạn khỏi nguy hiểm”, nhà trị liệu tâm lý Keanne Owens nói.

Nếu trực giác mách bảo bạn nên đi một con đường khác về nhà, hãy lái xe trên một làn đường cụ thể, dừng lại ở một trạm xăng hay cửa hàng khác, hãy chú ý đến những gì đang diễn ra xung quanh bạn. Ngay cả khi trực giác mách bảo rằng bạn nên đột ngột rời khỏi một sự kiện, bạn vẫn nên lắng nghe.

Hãy tin vào trực giác khi cơ thể gửi tín hiệu về sức khỏe của bạn

4 thời điểm người khôn ngoan luôn tin vào trực giác và bạn cũng nên như vậy - 2

“Mục đích chính của trực giác là giữ cho cơ thể bạn được an toàn và vào thời cổ đại, điều này góp phần không nhỏ vào việc nhận “biết” thực phẩm hoặc nguồn nước nào đó có an toàn để sử dụng.

Trong thời buổi hiện đại, điều này có thể là những cảm giác đau nửa đầu, đau đầu hoặc rối loạn tiêu hóa khi bạn ở cạnh những kiểu tính cách độc hại. Hãy chú ý đến những thông điệp mà cơ thể đang gửi cho bạn vì nó được hiệu chỉnh cao để giữ an toàn cho bạn!”, diễn giả Teresa Lodato nói.

Hơn nữa, đừng bỏ qua những điều như thay đổi cân nặng đột ngột, đau nhức cơ thể dai dẳng hoặc cảm giác cơ thể bất thường. Chúng cũng có thể là tín hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn từ bên trong.

Hãy tin vào trực giác khi bạn nghĩ có điều gì đó không ổn trong một mối quan hệ

4 thời điểm người khôn ngoan luôn tin vào trực giác và bạn cũng nên như vậy - 3

Nếu nửa kia của bạn đang hành động theo cách đáng nghi ngờ hoặc khiến bạn khó chịu, ngờ vực, điều quan trọng là hãy điều tra những cảm xúc đó.

“Nếu bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn trong mối quan hệ của bạn với nửa kia, đừng bỏ qua điều đó. Hãy tò mò và tìm cách hiểu điều gì đang xảy ra khiến bạn băn khoăn,” Lodato lưu ý.

Đúng là không phải mọi tình huống đều dẫn đến kết thúc tiêu cực. Tuy nhiên, ngay cả khi điều đó không xấu, việc tìm hiểu nguồn gốc của cảm xúc có thể giúp chúng ta giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ.

Hãy tin vào trực giác khi bạn nghi ngờ khả năng của mình

4 thời điểm người khôn ngoan luôn tin vào trực giác và bạn cũng nên như vậy - 4

Khi phải đối mặt với một nhiệm vụ hoặc yêu cầu đưa bản thân ra khỏi vùng an toàn, bạn rất dễ cảm thấy bất an. Và sự bất an này có thể dẫn đến sợ hãi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết chúng ta không nên nghi ngờ bản thân và không có đủ niềm tin vào chính mình.

“Đừng bao giờ bỏ qua trực giác của bạn khi bạn biết rằng mình có kỹ năng trong một lĩnh vực hoặc nhiệm vụ nhất định. Đó có thể là hội chứng kẻ mạo danh. Đừng đoán mò khả năng của bạn đến lần thứ hai,” Owens khuyên.

Những ký ức được lưu giữ, những căng thẳng và chấn thương tiềm ẩn có thể góp phần vào cách cơ thể bạn phản ứng khi nhận ra các tín hiệu trực quan. Tuy nhiên, bằng cách rèn luyện bản thân để lắng nghe trực giác nhiều hơn có thể giúp ích cho bạn về cả tinh thần, thể chất và cảm xúc.

“Trực giác của bạn sẽ không bao giờ khiến bạn sai lầm. Tuy nhiên, khi cơ thể bạn hiếu động hoặc căng thẳng có thể phản ứng thái quá, khiến trực giác của bạn có cảm giác khác”, Lodato nói.

Làm sao bạn biết đó là trực giác hay là suy nghĩ quá mức của mình?

Bạn có thể là người hay lo lắng, lăn tăn đến từng chi tiết nhỏ. Bạn phân tích tổng thể các tình huống nên thật khó để biết liệu điều mình đang cảm thấy chỉ đơn giản là do bản thân suy nghĩ quá nhiều về một tình huống hay thực sự là trực giác đang cố gắng chỉ dẫn. Tin vui là có nhiều cách giúp bạn phân biệt hai điều này.

“Trực giác sẽ luôn đến như một sự giao tiếp trung lập. Nó sẽ không bao giờ “bảo” bạn phải làm gì, thay vào đó là gợi ý, trừ trường hợp có mối đe dọa hoặc nguy hiểm rõ ràng đối với cơ thể vật lý của bạn. Lắng nghe trực giác của bạn thường có cảm giác giống như “bạn có thể muốn đi theo hướng này” hay “đi theo hướng này hoặc cách khác”.

Suy nghĩ quá mức thường là đề cập đến những suy nghĩ lặp đi lặp lại, không hiệu quả, trong đó mọi người suy nghĩ quá nhiều về tương lai hoặc quá lo lắng về quá khứ," Lodato nói.

Dù không có cách nào chính xác để học cách làm theo trực giác của bạn, nhưng việc nỗ lực lắng nghe cơ thể và tập trung vào các tín hiệu tinh thần là điều rất đáng để làm.

“Chúng ta thường không nhận ra mình không nên bỏ qua trực giác cho đến khi sự việc đã xảy ra. Trực giác có thể là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà bạn tặng cho chính mình, giúp bạn mở ra cuộc sống trọn vẹn và có mục đích hơn!”, Lodato nói.

9 điều người khôn ngoan không đăng lên mạng xã hội và bạn cũng nên như vậy
Phương tiện truyền thông xã hội - đó là nơi chúng ta trưng bày cuộc sống của mình. Nhưng Bạn có bao giờ để ý thấy những người thực sự thành công dường...

Tư duy thông minh

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh