Vấn đề thiếu giúp việc sau Tết luôn là chuyện khiến chị em đau đầu... Vậy có cách nào để níu chân người giúp việc đây?
Thời nay, kiếm được một người giúp việc biết việc, biết sống là chuyện vô cùng khó khăn. Sau Tết nhiều người giúp việc tự động nghỉ không cần lý do. Điều này khiến các bậc làm cha làm mẹ vô cùng đau đầu. Và để níu chân người giúp việc, họ đã nghĩ ra muôn ngàn kế, thậm chí là ‘khổ nhục kế’.
1. Đích thân đưa người giúp việc về que ăn Tết và thăm hỏi gia đình họ
Vì sợ người giúp việc về quê sẽ không lên nữa, nên nhiều người quyết định đưa họ về tận nhà, một là để biết nhà, hai là để lấy lòng gia chủ. Ví như thấy chủ nhà đối đãi tốt, có thể giúp việc sẽ nghĩ lại mà không có ý định nghỉ luôn. Vả lại, khi biết nhà họ, sau này chủ nhà có muốn tìm về tận nhà, đón lên cũng là chuyện có thể làm được.
2. Thưởng giúp việc hậu hĩnh
Nhiều chủ nhà thưởng Tết cho người giúp việc ngang với nhân viên văn phòng là để níu chân họ. Nếu không cho họ thấy được quyền lợi của mình thì khó có thể khiến họ cống hiến và hết lòng vì gia đình mình, chăm sóc con cái mình chu đáo. Bố mẹ muốn người giúp việc tận tâm, trước hết là phải đối đãi tốt với họ và thứ hai là, phải cho họ một mức thưởng tốt, quyền lợi tốt. Một khoản tiền nhỏ không là gì, quan trọng vẫn là tấm lòng và giữ được chân người giúp việc.
3. Tăng lương cho giúp việc sau Tết
Mệt mỏi vì người giúp việc nghỉ không lý do sau Tết (Ảnh minh họa)
Hứa hẹn sẽ tăng lương cho giúp việc sau Tết là một việc làm rất hữu ích, có thể sẽ giữ chân được người giúp việc. Thật ra, công việc giúp việc có người hợp, có người không. Có những người vì nhớ nhà mà không thể đi làm tiếp. Có những người ở Tết lâu ngày mà đâm lười, chán. Thế nên, một khoản lương hậu hĩnh và lời hứa hẹn chắc chắn sẽ khiến họ cảm thấy, mình nên tiếp tục công việc này.
4. Cho trẻ con gọi điện cho người giúp việc
Có những người giúp việc được trẻ nhỏ coi như người thân ruột thịt trong nhà, quấn hơn cả quấn bố mẹ. Và nhiều bác giúp việc cũng rất quý các cháu. Chỉ vì hoàn cảnh nên không thể trở lại công việc sau Tết được. Thế nên, hiểu hoàn cảnh này, bố mẹ vì muốn níu chân người giúp việc nên nghĩ ra cách cho trẻ con gọi điện, khóc lóc, mời bà lên để bà động lòng mà thương tình. Cái này gọi là ‘khổ nhục kế’, nhằm công kích vào tình cảm của người giúp việc dành cho con mình. Và không ít người đã thành công. Vì bà vốn đã coi cháu như cháu ruột của mình.
5. Về tận quê đón giúp việc lên
Cuối cùng, sau Tết, nhiều người sẽ về quê đón người giúp việc nên kể cả họ có đồng ý hay không. Cho con cái về chơi để thể hiện tình cảm mến thân với người giúp việc và chứng tỏ bạn đã coi họ như người nhà. Không có khó khăn gì để làm những việc như thế nếu có thể níu chân được người giúp việc.
Những cách trên có thể sẽ giúp bạn phần nào không phải lo nỗi lo vốn là nỗi ám ảnh của chị em: thiếu người giúp việc sau Tết.