5 cách thông minh để đối phó với người luôn đóng vai nạn nhân

Nguyễn Hường - Ngày 19/10/2023 19:00 PM (GMT+7)

Những người luôn đóng vai nạn nhân khiến chúng ta trở nên tiêu cực hơn và dần cạn kiệt năng lượng. Tuy nhiên, luôn có những cách khôn ngoan để bạn đối phó với kiểu hành vi này.

Nếu bạn đang đọc điều này, có lẽ trong đời bạn có ai đó thực sự luôn cho rằng thế giới chống lại mình. Đó có thể là một người bạn, một đồng nghiệp, một thành viên trong gia đình hoặc người quan trọng khác.

Dưới đây chính là 5 cách khôn ngoan bạn có thể làm để đối phó với kiểu người luôn đóng vai nạn nhân này:

1. Lắng nghe để thấu hiểu

5 cách thông minh để đối phó với người luôn đóng vai nạn nhân - 1

Nhiều người vẫn sẽ lắng nghe nhưng không phải để thấu hiểu mà là để đáp lại, có thể là cùng phàn nàn về kẻ nào đó, hoặc thao thao bất tuyệt về cách giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, để thực sự đi sâu vào vấn đề, chúng ta phải lắng nghe để hiểu. Chúng ta cần thực sự tập trung vào những gì họ đang nói và cố gắng hết sức để tỏ ra đồng cảm. Đây có vẻ là một mẹo đơn giản nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì nó là điều kiện tiên quyết cho tất cả các chiến lược sau trong danh sách này.

Sau khi thực hiện bước này, hãy đi sâu vào phần cốt lõi của nó. Khi bạn đã thực sự lắng nghe, bạn phản ứng như thế nào? Điều này sẽ dẫn chúng ta đến phần sau. 

2. Thừa nhận cảm xúc của họ mà không xác nhận chúng

Nhiều người khi cố gắng làm cho đối phương cảm thấy dễ chịu hơn sẽ chọn cách đồng ý vì nghĩ đó là điều đối phương muốn nghe. Họ lên cùng chiếc thuyền nạn nhân với đối phương, cùng chỉ trích đối tượng đối phương đang nhắm đến, bất chấp việc bản thân có quen biết hay không. Đây thực sự là cách tiếp cận sai lầm. 

Vậy chúng ta có thể làm gì vào lúc này? Hãy thừa nhận cảm xúc của họ mà không xác nhận chúng. Chúng ta có thể cho mọi người biết rằng chúng ta đang lắng nghe họ mà không kích động tư duy nạn nhân của họ. Hãy tập trung vào cảm giác của họ hơn là tình huống đang được đề cập.

Thay vì nói: "Thật! Điều đó thực sự không công bằng”, chúng ta có thể nói: “Tôi có thể hiểu bạn cảm thấy thế nào” hoặc “Có vẻ như điều đó đã khiến bạn căng thẳng”. Bằng cách này, chúng ta tránh được việc củng cố tâm lý nạn nhân của họ nhưng vẫn có thể chứng tỏ rằng chúng ta luôn ở bên họ.

3. Đặt ra câu hỏi

5 cách thông minh để đối phó với người luôn đóng vai nạn nhân - 2

Câu hỏi đúng có thể mở ra những cánh cửa và cho phép mọi người khám phá những gì từng bị cản trở, đóng cửa hoặc bị chặn lại. Thông thường, những người thích đóng vai nạn nhân không muốn có giải pháp. Họ có thể hành động như thể họ đánh giá cao những đề xuất của bạn nhưng sự thật là họ không muốn giải quyết vấn đề. Họ thích trở thành nạn nhân và đổ trách nhiệm về hạnh phúc của mình cho người khác.

Bạn có thể nhận thấy họ không bao giờ nhận lỗi về mình. Họ sẽ có nhiều lý do nhưng hiếm khi thể hiện bất kỳ trách nhiệm giải trình nào về vấn đề. Chúng ta có thể cảm thấy thôi thúc phải giúp họ vượt qua, chỉ ra những sai lầm của họ hoặc nói với họ rằng cuộc sống không công bằng và họ nên vượt qua. Tuy nhiên, lòng tốt này có thể hủy hoại một tình bạn.

Điều tốt hơn bạn nên làm lúc này là đặt ra những câu hỏi. Những người đóng vai nạn nhân thường không muốn được bảo phải làm gì, nhưng bằng cách đặt câu hỏi, chúng ta có thể giúp họ đưa ra kết luận của riêng mình. Việc đặt những câu hỏi tập trung vào cảm xúc của họ hơn là tình huống có thể giúp họ tự suy ngẫm thay vì cảm thấy tủi thân.

Bạn có thể đặt những câu hỏi như: “Tại sao bạn lại cảm thấy như vậy?”, “Những cảm xúc này đang giúp ích hay làm tổn thương bạn?” Chúng có thể giúp chấm dứt trò chơi đổ lỗi và khuyến khích sự tự suy ngẫm. Bạn cũng có thể đặt ra câu hỏi như “Nếu tôi ở trong tình huống tương tự, bạn nghĩ thế nào?”.

Bạn sẽ cần thay đổi các câu hỏi tùy theo tình huống, nhưng hãy đảm bảo rằng chúng khuyến khích đối phương xem xét nội tâm. Cách tiếp cận này có thể mang lại tác dụng về lâu về dài. 

4. Củng cố hành vi tích cực

Khi ai đó liên tục chìm đắm trong nỗi buồn của chính mình, điều đó làm cạn kiệt năng lượng của chính họ và cả những người xung quanh. Trên thực tế, nó mệt mỏi đến mức bạn có thể dễ dàng bỏ qua bất kỳ bước tích cực nào.

Khi đối phó với ai đó mang tâm lý nạn nhân, việc nhận ra và khen thưởng những khoảnh khắc họ thể hiện sức mạnh, trách nhiệm hoặc thái độ cầu tiến có thể mở đường cho những hành vi mang tính xây dựng hơn sau này. Với thời gian và sự kiên nhẫn, bạn có thể củng cố những thay đổi tích cực trong suy nghĩ của họ. Hãy chắc chắn rằng bạn làm điều đó một cách chân thành, nhắc họ về những chiến tích dù nhỏ.

5. Hãy chăm sóc bản thân

Nếu bạn thường xuyên phải tiếp xúc với người đóng vai nạn nhân, điều đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chính bạn. Điều này đặc biệt đúng nếu người đó là bạn thân, thành viên gia đình hoặc nửa kia của bạn. 

Hãy nhớ rằng sức khỏe của chính bạn là rất quan trọng và nếu bạn không chăm sóc bản thân thì bạn không thể chăm sóc người khác.  Việc phớt lờ nhu cầu của bản thân có thể dễ dàng dẫn đến cạn kiệt cảm xúc, oán giận, bộc phát cảm xúc. Bạn cần đặt ra ranh giới, đủ can đảm để yêu bản thân mà không cảm thấy tội lỗi. Hãy làm bất cứ điều gì bạn cần để chăm sóc bản thân.

Đối phó với một người luôn có tâm lý nạn nhân không phải điều dễ dàng. Tuy nhiên, thông qua việc thăm dò và củng cố tích cực, bạn có thể tương tác với họ theo cách cân bằng và lành mạnh hơn. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn nhớ và ưu tiên sức khỏe của chính mình.

8 cách người thông minh đối phó với kẻ độc hại
Dưới đây là 8 kỹ thuật mà những người khôn ngoan và thành công luôn dùng để đối mặt với những người độc hại.

Tư duy thông minh

Theo Nguyễn Hường
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mối quan hệ