7 mẹo tâm lý giúp bạn dễ dàng cắt bỏ khoản chi lãng phí, tiết kiệm cả đống tiền

Bảo Anh. - Ngày 11/10/2021 19:53 PM (GMT+7)

Bạn có thể ý thức về việc lập ngân sách và đưa ra các quyết định tiền bạc thông minh nhưng ngay cả những người lập kế hoạch cẩn thận nhất cũng có thể bị cuốn vào việc chi tiêu. Dưới đây là 7 thủ thuật tâm lý giúp bạn ngừng chi tiêu cho những điều không cầ

1. Xác định cảm xúc của bạn

7 mẹo tâm lý giúp bạn dễ dàng cắt bỏ khoản chi lãng phí, tiết kiệm cả đống tiền - 1

Nhiều người mua sắm như một phản ứng cảm xúc đối với một tình huống nhất định như để cải thiện tâm trạng sau một cuộc chiến với bạn bè hoặc một ngày căng thẳng tại nơi làm việc. Vì vậy, trước khi rút thẻ tín dụng, hãy tự hỏi bản thân: “Tôi cảm thấy thế nào?”

Tiến sĩ Maggie Baker, tác giả cuốn sách “Crazy About Money: How Emotions Confuse Our Money Choices and What to do About It” cho biết: “Việc suy ngẫm về trạng thái tâm trí của bạn giúp bạn khách quan hơn và xác định có phải cảm xúc đang ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của mình. Hãy tự hỏi bản thân xem bạn có thực sự cần thứ này không hay chỉ là bạn muốn cải thiện tâm trạng”.

Hiểu được sự tác động của cảm xúc sẽ giúp bạn ngăn chặn tình trạng bội chi. Julie Murphy Casserly, chuyên gia lập kế hoạch tài chính giải thích: “Việc chi tiêu quá tay luôn gắn liền với đời sống cảm xúc của chúng ta. Hãy xem những cảm xúc nào đang diễn ra trong bạn, có phải nó đang thúc đẩy bạn tìm kiếm sự hài lòng ngay lập tức." Khi tâm trạng bất ổn, bạn có thể gọi điện cho một người bạn hoặc ngồi thiền để tĩnh tâm thay vì tiêu tiền.

2. Kết hợp các giác quan

Nghe có vẻ lạ nhưng khi bạn muốn chi tiêu, việc tự véo mình hoặc đeo dây buộc tóc quanh cổ tay hơi chặt một chút có thể giúp bạn phá vỡ chu kỳ mua sắm điên cuồng. Baker nói: “Kỹ thuật này chính là cách nhắc nhở bạn dừng lại và suy nghĩ trước khi mua hàng. Theo thời gian, bạn có thể phát triển một liên kết thần kinh với hành động véo hoặc đeo chun ở cổ tay và tự động tắt ham muốn mua sắm từ bên trong”.

Cảm giác thể chất cũng giúp đánh thức các giác quan của bạn. Baker giải thích: “Bạn càng sử dụng nhiều giác quan trong nỗ lực chống lại việc chi tiêu, hiệu quả sẽ càng mạnh mẽ hơn vì bạn đang tham gia vào hệ thống mạch thần kinh của mình nhiều hơn”.

Để có được kết quả tốt hơn nữa, hãy thêm các giác quan khác như đặt ảnh nền điện thoại là mục tiêu tài chính mà bạn đang hướng đến (ngôi nhà mơ ước hoặc chuyến đi trong mơ) và xem nó mỗi khi cảm thấy muốn mua sắm.

Hãy nói: "Tôi có thực sự cần cái này không?". Giờ thì bạn đã kết hợp các giác quan để tống khứ cảm giác muốn mua những thứ không thực sự cần thiết, nói không với chi tiêu bốc đồng.

3. Một chút tính toán

Bạn sẽ thấy việc bỏ ra vài trăm nghìn để mua một chiếc áo hay đôi giày không quá khó khăn nhưng nếu đặt tổng số tiền đó vào ngữ cảnh khác có thể cho bạn một cái nhìn hoàn toàn mới về những gì bạn sẽ phải trả.

Baker nói: “Hãy dừng lại một chút và tính xem bạn sẽ mất bao lâu để kiếm được số tiền mà bạn sắp chi tiêu. Giả sử, nếu bạn kiếm được 30 nghìn đồng một giờ thì 300 nghìn đồng tương đương với 10 giờ làm việc, hơn 1 ngày lương. Giờ thì bạn còn thấy chiếc áo đó thực sự đáng giá không?”.

4. Tự hỏi mình trước khi quyết định mua

7 mẹo tâm lý giúp bạn dễ dàng cắt bỏ khoản chi lãng phí, tiết kiệm cả đống tiền - 2

Nghiên cứu mới từ Đại học Northeastern cho thấy rằng tập trung vào những gì bạn biết ơn có thể giúp bạn tăng cường ý chí hơn.

Trong cuộc nghiên cứu, những người tham gia được chia thành 3 nhóm: Một nhóm được yêu cầu viết về trải nghiệm trong quá khứ khiến họ cảm thấy hạnh phúc, nhóm khác về khoảng thời gian mà họ cảm thấy biết ơn, nhóm thứ 3 về một dịp trung lập.

Sau đó, mọi người được yêu cầu lựa chọn giữa việc nhận 54 đô la ngay bây giờ hoặc 80 đô la trong 30 ngày. Những người được yêu cầu tập trung vào lòng biết ơn thể hiện nhiều ý chí hơn để chống lại sự hài lòng tức thì và chọn đề nghị béo bở hơn những người tham gia 2 nhóm còn lại.

Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này có thể là do lòng biết ơn cho chúng ta cảm giác thỏa mãn. Tiến sĩ Ye Lin, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Việc thể hiện cảm xúc có thể thúc đẩy sự tự chủ và bạn có thể giảm bớt sự thiếu kiên nhẫn, hạn chế mua sắm bốc đồng bằng một bài tập thể hiện lòng biết ơn”.

5. Tạo sự khó chịu

Một trong những cách mạnh nhất để giúp bạn thay đổi hành vi tiêu cực là làm cho kết quả hành động của bạn trở nên vô cùng khó chịu. Hãy bắt đầu bằng cách chọn một điều mà bạn không tin tưởng như một cá nhân nào đó kêu gọi từ thiện chẳng hạn. Sau đó, bạn tự đưa ra một quy tắc rằng đối với mỗi lần chi tiêu vượt quá ngân sách hàng tháng của mình, bạn phải gửi cho tài khoản kêu gọi đó 100 nghìn đồng chẳng hạn. Bạn có thể chia sẻ các điều khoản của thỏa thuận này với một người thân thiết để có trách nhiệm hơn.

Điều này sẽ có hiệu quả bởi nó nhắm vào ý thức về bản thân của bạn. Bạn sẽ không muốn phải chi bất cứ đồng tiền nào cho người mà mình không tin tưởng.

6. Thử quy tắc 24 giờ

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy tiêu tiền, hãy thử áp dụng “Quy tắc 24 giờ”. Quy tắc này đơn giản là đặt món hàng bạn mua vào giỏ và để đó, chờ đến ngày hôm sau rồi ra quyết định.

Nếu sau 1 ngày, bạn vẫn cảm thấy rất muốn mua món đồ đó thì bạn có thể chi tiền. Tuy nhiên, đa phần sau thời gian đó, bạn sẽ thấy thứ đồ kia không thực sự cần thiết, mình không muốn mua đến vậy. Việc mua hàng hoá ngày càng dễ dàng trong việc lựa chọn và thanh toán khiến chúng ta dễ chi tiêu hoang phí hơn. Trong thời gian chờ đợi, bạn cũng có thể tìm hiểu nhiều thông tin như đánh giá của những người đã sử dụng sản phẩm đó hoặc nơi bán với giá “mềm” hơn.

7. Dọn sạch bàn làm việc của bạn

7 mẹo tâm lý giúp bạn dễ dàng cắt bỏ khoản chi lãng phí, tiết kiệm cả đống tiền - 3

Hãy nhanh chóng sắp xếp bàn làm việc của bạn ngăn nắp, không để những xấp giấy la liệt trên bàn. Nghe có vẻ không liên quan nhưng có bằng chứng khoa học cho thấy việc dọn dẹp ngăn nắp có thể giúp bạn hạn chế chi tiêu linh tinh.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Người tiêu dùng cho thấy mọi người có xu hướng mua hàng nhanh hơn nếu họ ở trong một căn phòng bừa bộn so với một môi trường ngăn nắp. Trong nghiên cứu, những người tham gia được đặt trong một căn phòng lộn xộn hoặc gọn gàng và được hỏi thấy thế nào về việc trả tiền cho những món đồ như TV, máy lạnh hoặc chuyến đi trượt tuyết. Kết quả là những người ở trong không gian lộn xộn có nhiều khả năng mua sản phẩm hơn so với những người ở trong căn phòng gọn gàng.

Tiến sĩ Boyoun (Grace) Chae và Rui (Juliet) Zhen cho biết: “Chúng tôi cho rằng mọi người trong môi trường lộn xộn sẽ dễ rơi vào trạng thái mất kiểm soát hơn. Và tất nhiên, sự thiếu kiểm soát bản thân là một trong những nguyên nhân của việc mua sắm quá đà. Bởi vậy, một việc đơn giản mà bạn có thể làm ngay bây giờ chính là dọn dẹp bàn làm việc, phòng ốc của mình.

Đừng bao giờ cố tiết kiệm theo những cách này
Dù bạn đang cố gắng tiết kiệm cho một khoản mua sắm lớn, muốn chi tiêu ít hơn để trả nợ hay đơn giản chỉ là tiết kiệm, có rất nhiều cách để bạn làm được điều đó hiệu quả. Tuy nhiên, một số biện pháp thực sự không giúp bạn tiết kiệm là bao, thậm chí còn lã

Bí quyết chi tiêu

Bảo Anh. (Theo Businessinsider)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết chi tiêu