Thu nhập trung bình vẫn tiết kiệm lớn, nghỉ hưu sớm nhờ điều đặc biệt trong lối sống

Bảo Anh. - Ngày 05/10/2021 18:25 PM (GMT+7)

Để sớm đạt được tự do tài chính, ưu tiên đầu tiên phải là phải kiểm soát ham muốn, đáp ứng các nhu cầu cần thiết và giảm tiêu dùng không cần thiết. Trước khi mua bất cứ thứ gì, hãy tự hỏi nó có thực sự cần thiết không và có xứng đáng để bạn bỏ ra số tiền

1. Nghỉ hưu sớm nhờ lối sống tối giản

Từng là một nhân viên văn phòng bình thường ở Nhật Bản nhưng Sakaguchi Kazuma, 57 tuổi đã quyết định nghỉ việc và nghỉ hưu sớm từ 6 năm trước. Ông sở hữu khoản tiền tiết kiệm khoảng 100 triệu yên và có một căn nhà lớn ở Kanagawa đã trả hết nợ vay.

Nghỉ hưu năm 50 tuổi ở một đất nước người dân có thói quen làm việc cật lực, Sakaguchi khiến không ít người đặt ra câu hỏi về thu nhập. Ai nấy đều nghĩ chắc hẳn người đàn ông này phải có thu nhập rất khá mới có thể đạt được tự do tài chính và nghỉ hưu ở độ tuổi đó.

Thu nhập trung bình vẫn tiết kiệm lớn, nghỉ hưu sớm nhờ điều đặc biệt trong lối sống - 1

Tuy nhiên, trái với những đồn đoán đó, thực tế, thu nhập hàng năm của Sakaguchi tại nơi làm việc chỉ là khoảng 4,5 triệu yên. Theo một cuộc khảo sát, thu nhập trung bình của người Nhật là khoảng 4,36 triệu yên, trong đó, thu nhập trung bình của nam giới là 5,4 triệu yên. Nói cách khác, thu nhập của ông thực sự không cao, thậm chí còn có thể nói là thấp ở các thành phố như Tokyo.

Như vậy, người đàn ông này đã làm thế nào để có được số tiền tiết kiệm đó? Điều gì là chìa khoá ở đây?

Câu trả lời chính là nhờ vào lối sống. Chiếc áo phông trên người Sakaguchi đã mặc 10-20 năm. Ông nói rằng đó không phải bởi keo kiệt gì mà đơn giản là lành lặn nên vẫn có thể mặc được. Tủ lạnh nhà ông cũng trong tình trạng gần như trống không. Ông nói đó không phải vì tằn tiện mà nhằm tránh lãng phí thức ăn. Mỗi lần mua sắm, Sakaguchi chỉ mua vừa đủ những thứ cần thiết, khi hết mới mua tiếp. Chiếc điện thoại di động ông đang dùng cũng từ năm 2007.

Có thể thấy rằng Sakaguchi không chỉ hướng đến việc tiết kiệm tiền mà ham muốn vật chất của bản thân ông thực sự rất thấp. Người ngoài nhìn vào dễ cho rằng ông keo kiệt nhưng anh lại cảm thấy rất thoải mái.

Thu nhập trung bình vẫn tiết kiệm lớn, nghỉ hưu sớm nhờ điều đặc biệt trong lối sống - 2

Theo lối sống này, chi phí sinh hoạt hàng tháng của Sakaguchi được kiểm soát trong khoảng 100.000 yên, tương đương 1,2 triệu yên mỗi năm. Với mức thu nhập hàng năm 4,5 triệu yên, trừ đi chi tiêu 1,2 triệu yên, mỗi năm Sakaguchi có thể tiết kiệm được 3,3 triệu yên và sau hơn 30 năm, cuối cùng ông cũng có 100 triệu tiền tiết kiệm.

Sau khi nghỉ hưu sớm, Sakaguchi đã dành phần lớn thời gian của mình để làm tình nguyện viên, thỉnh thoảng đi du lịch, trải nghiệm. Ngày thường, khi rảnh rỗi, ông sẽ lấy chiếc bếp làm bánh yêu thích của mình và đến công viên tự làm, tự thưởng thức món bánh. Cuộc sống tự do tự tại của Sakaguchi là niềm mơ ước của rất nhiều người.

2. Vòng luẩn quẩn tiêu dùng  

Thu nhập trung bình vẫn tiết kiệm lớn, nghỉ hưu sớm nhờ điều đặc biệt trong lối sống - 3

Ngày nay, có một khái niệm sống ngày càng phổ biến được gọi là "Phong trào FIRE" (Financial Independence and Retiring Early, tạm dịch Tự do tài chính, nghỉ hưu sớm). Một người tên Moor, 35 tuổi, nhớ lại 8 năm đầu đi làm của mình với tất cả thu nhập gần như bị nhấn chìm bởi chủ nghĩa tiêu dùng.

"Bạn càng kiếm được nhiều, bạn càng chi tiêu nhiều hơn và càng tiêu nhiều bạn lại càng phải cố kiếm nhiều hơn”.

Trạng thái sống này khiến những người như Moor cảm thấy mình như con chuột đang chạy trên bánh xe, không thể dừng lại. Và rồi, Moor cùng nửa kia của mình đã quyết định thay đổi, bắt đầu cuộc sống tối giản vào năm 2017.

Theo đó, cặp đôi quyết tâm vứt bỏ mọi thứ không sử dụng trong 30 ngày; gỡ cài đặt các ứng dụng sàn thương mại điện tử; 1 vào-1 ra tức sẽ phải bỏ đi 1 thứ khi muốn mua mới 1 thứ khác.

Cuộc sống tối giản với những thay đổi đã mang lại nhiều thứ cho cặp đôi này. Không những số tiền tiết kiệm ngày càng tăng lên mà họ cũng ngày càng cảm thấy hạnh phúc hơn, không còn cảm thấy mình bị phụ thuộc vật chất, chạy theo đồng tiền. Sau 2 năm kiên trì với lối sống này, cặp đôi đã quyết định nghỉ hưu sớm, chuyển đến một thị trấn nhỏ và sống cuộc sống yên bình, tránh xa ồn ào nơi phố thị.

Phong trào FIRE khuyến khích mọi người giảm bớt ham muốn vật chất, gia tăng tiết kiệm. Khi bạn tiết kiệm được số tiền tương đương 25 lần chi phí sinh hoạt năm và nhận được mức lãi suất hàng năm ít nhất 4%, bạn có thể nghỉ hưu sớm.

Ví dụ, chi phí sinh hoạt hàng tháng của bạn là 5 triệu đồng, tương đương 60 triệu đồng mỗi năm. Điều này có nghĩ là khi bạn tiết kiệm được 1,5 tỷ đồng, lãi suất đầu tư tài chính đạt 4%, bạn có thể nghỉ hưu.

3. 3 gợi ý cho người muốn đạt được độc lập về tài chính và nghỉ hưu sớm

Thu nhập trung bình vẫn tiết kiệm lớn, nghỉ hưu sớm nhờ điều đặc biệt trong lối sống - 4

Kiềm chế ham muốn, sống một cuộc sống tối giản

Cho dù đó là một người đàn ông Nhật đã tiết kiệm được 100 yên hay một cặp đôi theo phong trào FIRE, điều quan trọng chính là chi phí. Tất cả chúng ta đều biết rằng để tiết kiệm tiền, chìa khoá chính là tăng thu nhập, giảm chi tiêu.

Người đàn ông Nhật kia vốn thu nhập chỉ ở mức trung bình nhưng vẫn sớm đạt được tự do tài chính khi sống tối giản. Với ví dụ về phong trào FIRE, nếu bạn cắt giảm chi tiêu xuống mức 2 triệu/tháng, bạn có thể nghỉ hưu khi có 600 triệu đồng tiết kiệm.

Vì vậy, để sớm đạt được tự do tài chính, ưu tiên đầu tiên phải là phải kiểm soát ham muốn, đáp ứng các nhu cầu cần thiết và giảm tiêu dùng không cần thiết. Trước khi mua bất cứ thứ gì, hãy tự hỏi nó có thực sự cần thiết không và có xứng đáng để bạn bỏ ra số tiền mà mình đã vất vả để kiếm được không.

Quy tắc tiết kiệm 9-1

Quy tắc này có nghĩa là bạn cần sống trong khả năng của mình, chi tiêu không quá 90% thu nhập và bắt buộc tiết kiệm hơn 10% thu nhập.

Theo quy tắc này, một người muốn đạt được tự do tài chính buộc phải tiết kiệm, không có ngoại lệ với bất kỳ khoản thu nhập nào. Ngay cả khi bạn chỉ kiếm được 1 đồng, bạn vẫn phải tiết kiệm ít nhất 10%.

Chỉ bằng cách tiết kiệm, tích lũy và kiếm nhiều hơn, sau đó thông qua đầu tư thích hợp, bạn mới có thể tận dụng hết tác dụng của lãi suất kép và khiến tiền đẻ ra tiền.

Xây dựng ngân sách hợp lý

Xây dựng ngân sách hợp lý mang rất nhiều ý nghĩa trong việc giúp bạn đạt được tự do tài chính. Nhớ rằng tiết kiệm không có nghĩa là chúng ta phải ép mình vào lối sống tằn tiện, khổ sở. Điều chúng ta hướng đến là chi tiêu hợp lý, không bị ham muốn vật chất chèn ép và tận hưởng niềm hạnh phúc từ những điều giản dị nhất.

Dù thu nhập là bao nhiêu bạn cũng nên lập cho mình ngân sách phân bổ chi tiêu. Trong đó, hãy phân bổ thu nhập của mình thành các khoản: Chi tiêu cần thiết (tiền nhà, tiền ăn...); Chi cho học tập, phát triển; Chi cho giải trí, hưởng thụ (dùng để nâng cao chất lượng cuộc sống)...

Định kỳ hàng tháng hoặc hàng tuần tuỳ theo điều kiện, bạn hãy xem lại ngân sách của mình để tiến hành sửa đổi nếu cần thiết. Bằng cách này, bạn sẽ quản lý tốt hơn những đồng tiền của mình.

Đừng bao giờ cố tiết kiệm theo những cách này
Dù bạn đang cố gắng tiết kiệm cho một khoản mua sắm lớn, muốn chi tiêu ít hơn để trả nợ hay đơn giản chỉ là tiết kiệm, có rất nhiều cách để bạn làm được điều đó hiệu quả. Tuy nhiên, một số biện pháp thực sự không giúp bạn tiết kiệm là bao, thậm chí còn lã

Bí quyết chi tiêu

Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết chi tiêu