Bằng cách tạm biệt 9 hành vi này, bạn sẽ tiến những bước vững chắc hơn trên con đường trở nên giàu có.
1. Chần chừ
Việc giải quyết tận gốc sự trì hoãn có thể là chìa khóa để cải thiện tình hình tài chính của bạn.
Nó có bắt nguồn từ chủ nghĩa hoàn hảo không? Bạn có đặt nhiều áp lực vô hình lên bản thân để rồi thất vọng khi không thể thấy được khả năng của mình không? Hay môi trường đang kìm hãm sự sáng tạo và sự tự tin của bạn? Có phải căn phòng lộn xộn hoặc những công việc chưa hoàn thành luôn ám ảnh mỗi khi bạn phải làm việc hiệu quả?
Dù đó là gì đi nữa, hãy giải quyết nó ngay bây giờ để công việc và cuộc sống của bạn có thể được bạn tập trung hoàn toàn. Bạn sẽ không chỉ thấy hiệu quả công việc tốt hơn mà còn thấy thực sự bình yên từ bên trong.
2. Bạn luôn tự phê bình, chỉ trích mình
Nhiều người thường bỏ qua điều này hoặc không biết rằng, cách bạn tự nói với chính mình rất quan trọng. Về mặt cá nhân, những lời tự chỉ trích sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, khiến bạn không thể thử lại và thậm chí không thể tập trung vì trong đầu luôn mặc định trước kết quả không tốt. Sự không ngừng tự phán xét chỉ khiến bạn mắc kẹt trong lối mòn mà thôi.
Chìa khóa để kiểm soát sự chỉ trích nội tâm của bạn là xác định nó, sau đó chấp nhận và kiểm soát. Bạn cũng có thể trò chuyện với những người thân yêu để củng cố thêm niềm tin về chính mình, thổi bay những lời tự chỉ trích kia.
3. Quá logic
Logic có vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự giàu có nhưng điều đó không có nghĩa là bạn luôn phải ám ảnh về chúng ở khắp mọi nơi.
Xây dựng sự giàu có đồng nghĩa với việc bạn phải dám chấp nhận rủi ro có tính toán và đôi khi logic sẽ khiến bạn luôn ở trong vùng an toàn. Đặc biệt nếu bạn còn trẻ và mới bắt đầu cuộc hành trình, bạn sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ việc dám thực hiện một vài bước nhảy vọt về niềm tin để tích lũy kinh nghiệm. Ngay cả khi gặp khó khăn, bạn có thể học được cho mình nhiều bài học quý báu, tận hưởng những năm tháng tuổi trẻ đầy ý nghĩa.
4. Chi tiêu theo cảm xúc
Bạn thường làm gì khi buồn, khi chán hay khi phấn khích? Có phải là dạo qua các sàn thương mại điện tử, trung tâm mua sắm và nhặt vài món đồ mà thậm chí bạn chưa nghĩ đến trước đó không?
Khi bạn mang trong mình thói quen chi tiêu theo cảm xúc, bạn sẽ nhanh chóng làm vơi đi những đồng tiền khó khăn kiếm được. Những khoản chi này đa phần sẽ khiến bạn hối hận ngay sau đó. Vì vậy, trước khi mua một thứ gì, hãy đảm bảo bạn thực sự cần nó thay vì chỉ muốn có nó. Và nhớ rằng, bạn có rất nhiều cách để giải tỏa cảm xúc mà không tốn tiền.
5. Thiếu mục tiêu
Cuộc sống của bạn sẽ chuyển biến tốt đẹp hơn khi bạn có hy vọng cho tương lai của mình. Có thể bạn muốn bắt đầu kinh doanh hoặc tiết kiệm tiền để mua một ngôi nhà... hãy đặt mục tiêu cụ thể, có thể đo lường và có thể đạt được cho bản thân mình.
Sau đó, bạn nên chia chúng thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, tập trung chinh phục từng cột mốc một để không cảm thấy choáng ngợp. Việc có mục tiêu sẽ mang lại cho bạn cảm giác có định hướng hơn trong cuộc sống. Nghiêm túc thực hiện các mục tiêu sẽ giúp bạn mở ra sự thay đổi tích cực.
6. Chống lại sự thay đổi
Thế giới này luôn không ngừng phát triển và những thay đổi mang đến cả thách thức cũng như cơ hội. Và đôi khi, việc sẵn sàng đón nhận cơ hội đòi hỏi bạn phải thay đổi.
Đừng ngại nắm bắt những cơ hội sinh lời, ngay cả khi chúng chỉ là tạm thời. Từng khoản tiền tưởng chừng nhỏ tích cóp lại sẽ mang đến cho bạn sự đảm bảo lớn. Đừng quên để mắt đến những gì đang có xu hướng xoay chuyển khi cần thiết. Bên cạnh đó, hãy tự nghiên cứu và trang bị cho bản thân một số kỹ năng nhất định nhằm nâng cao giá trị của bạn.
7. Không sẵn sàng học các kỹ năng mới
Nắm bắt những cơ hội mới bao gồm việc phát huy tối đa tài năng hoặc những kỹ năng hiện có của bạn. Khi bạn coi việc học các kỹ năng mới là điều gì đó không liên quan đến mình, bạn sẽ khó có thể phát triển.
Mọi kỹ năng đều có thể là bước đệm cho công việc tiếp theo của bạn, ngay cả khi chúng dường như không hoàn toàn liên quan. Đặc biệt, trong thị trường việc làm luôn thay đổi ngày nay, việc sở hữu nhiều kỹ năng luôn thay đổi là một trong số ít cách giúp bạn duy trì sự ổn định tài chính .
8. Không tìm kiếm sự giúp đỡ
Hiểu biết về tài chính không chỉ dành cho những người đam mê tài chính và chứng khoán. Mọi người đều nên tìm hiểu về các kiến thức kinh tế cũng như cách tiết kiệm thông qua đầu tư. Bạn có thể tham gia một khóa học về đầu tư, đọc sách về tài chính cá nhân hoặc nói chuyện với cố vấn tài chính.
Hãy đầu tư vào kiến thức tài chính của bạn. Quyết định này có thể không mang lại kết quả ngay lập tức nhưng sau này bạn sẽ cảm ơn chính mình.
Việc không muốn nhờ đến sự giúp đỡ của người khác khi bắt đầu hành trình xây dựng sự giàu có của mình có thể gây rắc rối cho sự phát triển của bạn. Thay vì nghĩ rằng mình phải tự làm mọi việc, hãy nhờ đến sự giúp đỡ khi bạn thực sự cần. Nhớ rằng, không ai trong chúng ta là một hòn đảo.
9. Không sẵn sàng kết nối
Dù ở trong thời đại nào, các kết nối đều rất quan trọng. Làm việc với những người có cùng giá trị và tầm nhìn sẽ giúp bạn tiến những bước xa hơn, vững chắc hơn. Những kết nối chất lượng cao có thể mở ra cánh cửa cho bạn không chỉ về trải nghiệm mới mà còn là cơ hội kiếm tiền.
Hãy nhớ rằng, vấn đề không phải bạn kiếm được bao nhiêu mà là bạn giữ được bao nhiêu. Hãy dành thời gian để tìm hiểu thói quen chi tiêu của mình, học hỏi những điều mới mẻ.