8 dấu hiệu chứng tỏ bạn có kỹ năng xã hội đặc biệt theo tâm lý học

Bảo Anh. - Ngày 24/03/2024 19:00 PM (GMT+7)

Kỹ năng xã hội bao gồm khả năng quan sát xung quanh, sự quan tâm thực sự đến người khác và lựa chọn những cuộc trò chuyện có ý nghĩa thay vì hời hợt, tầm phào.

1. Bạn kiểm soát được cảm xúc của mình

Làm chủ cảm xúc hay còn gọi là kỹ năng điều tiết cảm xúc, là một phần của việc có kỹ năng xã hội cao.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2020 đã nhấn mạnh mối tương quan giữa việc tăng cường kỹ năng xã hội và kiểm soát cảm xúc. Họ phát hiện ra rằng, những đối tượng kiểm soát cảm xúc tốt hơn sẽ ít gặp vấn đề hơn với bạn bè đồng trang lứa hơn và kỹ năng xã hội được nâng cao.

Phát hiện của họ cho thấy khả năng điều tiết cảm xúc là dấu hiệu của những kỹ năng xã hội mạnh mẽ. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn cần kìm nén cảm xúc của mình mà hãy kiểm soát và quản lý chúng một cách hiệu quả.

2. Bạn thể hiện những cảm xúc sâu kín cho mọi người cùng biết

Bạn có mỉm cười vào những thời điểm tốt đẹp và cau mày vì những quan tâm thực sự trong thời điểm tệ không?

Những cái chạm tay nhẹ nhàng và những cái ôm ấm áp có phải là ngôn ngữ yêu thương của bạn để bày tỏ sự ủng hộ và đồng cảm với mọi người không ?

Nếu câu trả lời của bạn là có cho bất kỳ câu nào, rất có thể bạn có khả năng biểu đạt cảm xúc cao hoặc khả năng thể hiện cảm xúc một cách hiệu quả. Điều này liên quan đến kỹ năng xã hội của bạn.

Trong một nghiên cứu năm 2012, các nhà tâm lý học người Mỹ đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa khả năng biểu đạt cảm xúc và kỹ năng xã hội. Về cơ bản, họ phát hiện ra rằng những người giỏi thể hiện cảm xúc có xu hướng kết nối tốt với người khác.

Điều này có thể là do sự minh bạch trong cảm xúc khiến họ dễ hiểu và dễ tiếp cận hơn hoặc do họ sẵn sàng dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc nên khuyến khích người khác làm điều tương tự, cho phép các tương tác phong phú hơn và dẫn đến kết nối sâu sắc hơn.

Dù bằng cách nào, khả năng biểu đạt cảm xúc của bạn sẽ nâng cao các tương tác xã hội của bạn bằng cách làm cho chúng trở nên có ý nghĩa, hấp dẫn và hỗ trợ hơn.

3. Bạn là người rất nhạy cảm

8 dấu hiệu chứng tỏ bạn có kỹ năng xã hội đặc biệt theo tâm lý học - 1

Bạn không chỉ giỏi thể hiện bản thân mà còn cực kỳ nhạy bén trong việc cảm nhận tâm trạng của người khác. Và sự đồng cảm đó là một phần khiến bạn trở thành người có kỹ năng xã hội cao.

Nhà tâm lý học, Tiến sĩ Chivonna Child giải thích rằng những người nhạy cảm về mặt cảm xúc có xu hướng đáp ứng nhu cầu của người khác. Điều này tạo ấn tượng tốt về việc bạn là một người luôn sẵn sàng hỗ trợ và chịu trách nhiệm về mối quan hệ sâu sắc của bạn với mọi người trong cuộc sống.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Child cho biết điều này cũng có nhược điểm. Khả năng đồng cảm với người khác của bạn cũng có thể khiến bạn mệt mỏi nếu bạn không giới hạn thời gian và đặt ra ranh giới cho tương tác với mọi người.

Song, hãy tập trung vào mặt tích cực. Sự nhạy cảm về mặt cảm xúc giúp bạn có những mối quan hệ sâu sắc và ý nghĩa hơn cũng như giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc.

4. Bạn là người bắt đầu cuộc trò chuyện

Theo các chuyên gia, khả năng bắt đầu cuộc trò chuyện dù với người lạ chứng tỏ bạn có kỹ năng xã hội tốt. Các nghiên cứu chỉ ra khả năng biểu đạt xã hội hay khả năng thể hiện bản thân bằng lời nói gồm cả việc bắt đầu các cuộc trò chuyện là một trong những thành phần chính để bạn có các kỹ năng xã hội mạnh mẽ.

5. Bạn là người lắng nghe tích cực

8 dấu hiệu chứng tỏ bạn có kỹ năng xã hội đặc biệt theo tâm lý học - 2

Kỹ năng xã hội không chỉ là việc nói chuyện mà còn là lắng nghe. Các nhà tâm lý học lâm sàng nhấn mạnh rằng lắng nghe tích cực là một bộ kỹ năng quan trọng trong nhiều hoàn cảnh xã hội khác nhau, từ những tương tác hàng ngày đến những giao dịch kinh doanh quan trọng. Khi không tích cực lắng nghe, chúng ta có khả năng không hiểu được thông điệp thực sự.

Bạn biết mình là người lắng nghe tích cực khi bạn:

Cho phép người nói nói hết suy nghĩ của mình mà không bị gián đoạn.

Lắng nghe mà không phán xét.

Thực sự tập trung sự chú ý của bạn vào người nói và thông điệp.

Đặt ra câu hỏi liên quan.

Lời nói có sức mạnh và việc không nói gì, chỉ lắng nghe cũng ẩn chứa sức mạnh như vậy .

6. Bạn có phong cách đối đầu mang tính xây dựng

Một trong những đặc điểm nổi bật của kỹ năng xã hội cao là khả năng đối đầu với mọi người một cách tôn trọng và đồng cảm. Điều đó có nghĩa là bạn tập trung vào việc tìm ra giải pháp thay vì tấn công ai đó. 

Sự đối đầu mang tính xây dựng có thể liên quan đến việc tổ chức một cuộc họp để xem xét các vai trò trong dự án khi các thành viên đang mâu thuẫn; trực tiếp giải quyết sự hiểu lầm với một người bạn, dành thời gian để hiểu quan điểm của họ thay vì trực tiếp tấn công...

Các chuyên gia giải thích rằng việc tiếp cận xung đột thông qua sự tham gia tích cực đòi hỏi bạn phải có sự giao tiếp rõ ràng, trí tuệ cảm xúc và cam kết củng cố, duy trì các mối quan hệ. Đây đều là thành phần quan trọng của tương tác xã hội hiệu quả. Nếu bạn thấy mình giỏi biến những cuộc đối đầu thành những cuộc trò chuyện mang tính xây dựng, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có kỹ năng xã hội đặc biệt cao.

7. Các mối quan hệ và tương tác của bạn thiên về chất lượng hơn số lượng

8 dấu hiệu chứng tỏ bạn có kỹ năng xã hội đặc biệt theo tâm lý học - 3

Nhiều người cho rằng người càng nổi tiếng, nhiều bạn bè càng có kỹ năng xã hội thực sự tốt nhưng sự thật phức tạp hơn vậy. Những người có kỹ năng xã hội cao hơn thường có những tương tác sâu sắc hơn và có ý nghĩa hơn. Điều xác định mức độ kỹ năng xã hội của bạn không phải ở số lượng bạn bè hay tần suất tham gia xã hội mà là giá trị và chiều sâu trong mọi tương tác bạn tham gia.

8. Bạn dễ dàng hòa nhập vào các tình huống xã hội

Một dấu hiệu nhận biết khác của kỹ năng xã hội cao của bạn là khả năng tương tác trong các tình huống xã hội. Chuyên gia tâm lý học tổ chức và xã hội, Giáo sư Ronald Riggio giải thích rằng có hai cấu trúc tâm lý liên quan đến kỹ năng này. 

Đầu tiên là khả năng tự giám sát được Giáo sư Riggio mô tả là khả năng đọc các tín hiệu xã hội và sửa đổi hành vi của một người để khiến một người “phù hợp” hơn với tình huống xã hội cụ thể. Nó cũng có nghĩa là ai đó phải thay đổi thái độ và quan điểm của mình chỉ để được “chấp nhận”.

Cấu trúc thứ hai là kiểm soát xã hội, đề cập đến khả năng ai đó trở nên nổi bật một cách tích cực mà không để hoàn cảnh xã hội thay đổi mình chỉ vì mục đích hòa nhập. Nhưng mặt tiêu cực là nó có thể dẫn đến sự kiêu ngạo hoặc cực kỳ tự tin.

Giáo sư Riggio nói rằng, thước đo thực sự về kỹ năng xã hội tốt của bạn là khả năng cân bằng hai cấu trúc này hay nói cách khác, chìa khóa để có được kỹ năng xã hội cao là cân bằng giữa nghệ thuật hòa nhập và trở nên nổi bật.

Những người cực kỳ đáng yêu thường thể hiện 9 hành vi này mà không nhận ra
Những hành vi đơn giản, chân thành này thực sự có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cách mọi người kết nối với bạn. Muốn trở nên đáng yêu hơn, hãy nhớ...

Tư duy thông minh

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh