Vốn nghĩ chuyện lấy chồng như một trách nhiệm nên bao lâu nay, Hạnh chưa hề nghĩ tới chuyện cưới xin.
Nhưng vì người yêu giục cưới nhiều nên Hạnh cũng đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Hạnh không phải vì không yêu anh, chỉ vì Hạnh sợ cái cảnh làm dâu, sợ những tháng ngày hôn nhân không như ý, rồi sợ cuộc sống gia đình muôn vàn khó khăn. Còn 2 năm nữa Hạnh lấy chồng cũng vẫn chưa muộn, nên vội gì đâu, lúc nào Hạnh cũng nghĩ như vậy. Nhưng khổ nỗi, người yêu Hạnh nói không cưới thì chia tay.
Mấy ai yêu lại không muốn kết hôn với người mình yêu. Hạnh là trường hợp ngoại lệ, nhất lại là thân con gái. Nhưng vì Hạnh sợ người mẹ chồng tương lai mà thôi. Khi về ra mắt, có vẻ bà không ưa cô con dâu này nên cũng không đon đả, săn đón gì. Biết Hạnh có học lại có công việc ổn định nên bà cũng cố gắng nghe theo lời con trai mà cho cưới Hạnh. Nhưng mà, với những người mẹ như thế, Hạnh lo lắm.
Ngày ăn hỏi, Hạnh đón tiếp quan khách hai nhà. Nói chung, đó ngày trọng đại thứ yếu trong cuộc đời người con gái. Khi mẹ chồng tương lai tới, bà ăn diện vô cùng, nét mặt thì khó ưa vì có vẻ như thấy bố mẹ Hạnh không được sang trọng, chỉn chu như nhà họ. Nhìn bố mẹ Hạnh chân chất nên so ra thì thua kém nhà trai thật. Nhưng mà có gì phải so sánh ở đây cơ chứ.
Sợ cảnh làm dâu, nhiều người không dám lấy chồng (Ảnh minh họa)
Vừa tới nhà là mẹ chồng ngồi vào cái ghế to nhất, kiểu rất oai phong là họ nhà trai đến nói chuyện. Coi như chuyện đồng ý cho con trai bà lấy tôi cũng là một ân huệ rồi. Lúc nào mẹ cũng chê bai cách thức tổ chức đám cưới, chê bai những góp ý hay cả những khâu chuẩn bị mà nhà gái đưa ra. Bà còn nói phải làm theo ý nhà trai hết vì họ nhà trai có nhiều khách sang trọng, không muốn mất mặt vì nhà gái.
Bà sai Hạnh như ‘con ở’ dù hôm đó là ngày trọng đại. Nói Hạnh lấy hết thứ này tới thứ khác mặc dù có người khác ở đó, mẹ đẻ Hạnh gọi làm thay. Nhưng bà không đồng ý, bà bảo con dâu thì phải làm tất tần tật những việc ấy khi nhà trai đến, không được lười biếng. Về nhà mẹ là phải thế này, thế kia,… Bà liệt kê cả đống việc, cả núi việc, rồi nói hết lý lẽ dạy đời, con dâu phải như thế nào, phải nghe lời bà như sao, bà dạy là phải nghe không được cãi… Nghe mà sốt hết cả ruột. Hạnh hoảng hồn, ứa nước mắt khiếp sợ, tưởng tượng ra cảnh ngày chính thức về sống nhà người mẹ chồng như vậy.
Bà không ngại quát tháo, phê bình nhà gái trước mặt bao nhiêu quan khách họ hàng. Nói chung, nhìn mặt người phụ nữ ấy, Hạnh sợ luôn, không dám nhận làm mẹ chồng. Những gì bà thể hiện trong buổi ra mắt còn kém xa hôm nay, vậy mà hôm đó Hạnh cũng được phen hú hồn rồi, nếu mà sống cùng thì không biết như nào.
Sau đám hỏi, một sự kiện trọng đại đã xảy ra. Hạnh kiên quyết nói với bố mẹ hủy hôn, chia tay người yêu vì Hạnh không bao giờ chấp nhận một người mẹ chồng khinh bỉ gia đình mình như vậy. Hạnh không sợ khổ, không sợ điều tiếng, cũng không sợ ế chồng. Cùng lắm là tự lo cho bản thân. Thật ra bố mẹ cũng lo lắng cho con gái khi về nhà ấy nên thấy con khóc lóc, các cụ cũng động lòng và chấp nhận, cho con tự quyết định.
Hạnh nói lời chia tay với người yêu khiến anh chàng vô cùng hoảng hốt. Đúng như nguyện vọng của anh ta, không cưới thì chia tay. Nên chia tay sớm thì hơn chứ Hạnh nhất định không thể sống trong gia đình ấy, quá mệt mỏi rồi. Coi như đó là một cú ngã lớn trong cuộc đời Hạnh, tỉnh ngộ sớm còn hơn ân hận cả đời.