Điều gì quá mức sẽ trở thành gánh nặng và tiếp tục tiêu hao năng lượng của con người. Chỉ bằng cách thể hiện sự thờ ơ thích hợp của mình, bạn mới có được thời gian sống thoải mái hơn và những giây phút trải nghiệm thư giãn hơn.
Nhà tâm lý học Elbers tin rằng, sự đồng cảm là bản năng của con người, nhưng sự thờ ơ là một “cơ chế phòng thủ” tâm lý mà con người sinh ra đã có.
Cuộc đời vốn đầy biến động, bản chất con người vốn phức tạp, tâm lý thay đổi thất thường. Bạn có thể có sự đồng cảm và lòng trắc ẩn nhưng cần phải có thái độ thờ ơ và sự khôn ngoan.
Sự thờ ơ ở mức độ vừa phải không phải tàn nhẫn mà là bảo vệ bản thân, giữ gìn chính mình và phát triển ngày càng tốt hơn. Có thể nói, nếu nhiệt huyết của bạn không có giới hạn thì sự chân thành của bạn không được bảo vệ, dễ bị nhiều người lợi dụng và làm tổn thương.
Như người ta thường nói: "Mọi việc trên đời đều có giới hạn, vượt quá giới hạn sẽ gây ra tai họa".
Dù ở bên cạnh ai, bạn cũng phải có ranh giới, có chừng mực và thậm chí là một chút thờ ơ. Đừng lo lắng một cách mù quáng, càng đừng can thiệp sâu vào việc của người khác mà hãy giữ khoảng cách thích hợp với mọi thứ, duy trì trạng thái thờ ơ thích hợp. Đó chính là biểu hiện của sự khôn ngoan sâu sắc trong mỗi người.
Quá nhiệt tình sẽ làm cạn kiệt năng lượng của bạn
Nếu bạn quá chú ý đến những người xung quanh và thể hiện sự nhiệt tình quá mức thì thực chất bạn đã thay đổi bản chất của mối quan hệ. Ai cũng cần sự quan tâm từ người khác và mong muốn được đối xử nồng nhiệt. Tuy nhiên, nếu những mong muốn này đều dựa trên sự hy vọng mù quáng, thậm chí là một tâm lý tham lam thì cuối cùng bạn sẽ phải tự chịu hậu quả cho những hành động sai lầm của mình.
Những người quá nhiệt tình sẽ chỉ tiếp tục tiêu hao năng lượng của bản thân và lãng phí sức lực. Những người thực sự thông minh sẽ không lãng phí năng lượng của mình một cách vô cớ mà biết cách tập trung và để thời gian, sức lực của mình phát huy giá trị và ý nghĩa.
Có câu: "Nhiều chuyện trên đời là do lo lắng thái quá, từ lo lắng thái quá lại dẫn đến can thiệp quá mức".
Có thể nói, nguyên nhân khiến một người ngày càng bị nhiều người xa cách, thậm chí ghét bỏ là do họ quá thích chuyện bao đồng nhưng lại không chăm sóc được bản thân. Cuối cùng, họ luôn nhìn người khác bằng ánh mắt phê bình, phán xét và thích bàn tán, nói xấu sau lưng. Thế nhưng, bản thân họ lại luôn cho rằng điều này là do sự nhiệt tình và lòng tốt của chính họ.
Khi bạn quá nhiệt tình với ai đó, khả năng bạn không được trân trọng sẽ cao hơn. Giảm bớt sự nhiệt tình của bạn, đừng can thiệp vào cuộc sống, nhân quả của người khác và đừng lãng phí năng lượng của chính mình.
Trong cuộc sống này, tất cả suy cho cùng chỉ có hai loại: một là của mình, hai là của người khác. Đừng mù quáng lo lắng cho người khác, cũng đừng chỉ biết đối xử quá nồng nhiệt với ai. Mỗi người đều có cuộc sống riêng, họ có cuộc sống của họ và bạn có cuộc sống của bạn.
Hãy chăm sóc bản thân thật tốt trước. Đừng vội vàng chứng tỏ bản thân và cũng không cần phải cố gắng quá sức. Như Gibran đã nói: "Sự nhiệt tình, một khi quá mức, sẽ trở thành ngọn lửa tự thiêu".
Kiểm soát ham muốn bày tỏ của bạn, kiềm chế sự nhiệt tình quá mức của bản thân, trở lại trạng thái bình tĩnh và duy trì trạng thái tâm trí bình thản. Với sự bình tĩnh và điềm đạm đó, hãy sống tốt cuộc sống hiện tại của chính mình.
Dũng cảm và thờ ơ, sống cuộc đời rực rỡ của bạn
Cuộc sống này luôn có những kẻ tiểu nhân, những người xấu xa, thậm chí là kẻ thối nát. Khi đối mặt với những người này, nếu không dám lựa chọn từ chối, thậm chí không dám giữ thái độ thờ ơ cơ bản với họ, bạn sẽ càng dễ phải chịu sự bóc lột tàn nhẫn. Chỉ bằng cách thể hiện sự thờ ơ và thái độ kiên quyết, bạn mới có thể sống tốt hơn.
Sự tỉnh táo lớn nhất của người lớn là duy trì sự thờ ơ dũng cảm và không bao giờ chiều theo những thói quen xấu của người khác. Làm được điều này, bạn sẽ không phải gánh chịu cảm xúc của người khác mà biết giữ khoảng cách phù hợp, tránh để năng lượng tiêu cực ảnh hưởng đến mình.
Nhà văn người Anh Somerset Maugham từng nói: "Nhẹ dạ và sự ngại ngùng chỉ tự giết chết bản thân. Sự lạnh lùng và vô tình một cách lý trí mới là vũ khí để sinh tồn".
Đừng dây dưa với kẻ tiểu nhân và những người xấu xa, cũng đừng quan tâm hay so đo với kẻ lười biếng. Hãy giữ thái độ thờ ơ, không phản ứng với những điều tiêu cực, càng không vướng mắc, bận tâm. Càng dây dưa, bạn sẽ càng đau đớn.
Điều gì quá mức sẽ trở thành gánh nặng và tiếp tục tiêu hao năng lượng của con người. Chỉ bằng cách thể hiện sự thờ ơ thích hợp của mình, bạn mới có được thời gian sống thoải mái hơn và những giây phút trải nghiệm thư giãn hơn. Khi đó, cuộc sống mới trọn vẹn theo nhịp độ của riêng bạn và theo cách bạn thích, ngày càng tuyệt vời hơn.
Ôm lấy sự khôn ngoan của sự thờ ơ
Sự thờ ơ cũng là một sức mạnh bạn không thể xem nhẹ, thậm chí là một sự khôn ngoan hiếm có.
Một nhà tâm lý học từng nói: "Sự khôn ngoan thực sự của một người nằm ở chỗ biết khi nào nên thờ ơ. Nó có thể giúp bạn tiết kiệm năng lượng và đối mặt tốt hơn với những thử thách trong cuộc sống".
Nếu một người biết khi nào nên thờ ơ, khi nào nên chọn từ chối và thậm chí biết khi nào nên chọn cách từ bỏ, người đó có thể đưa cuộc sống của họ trở nên bình yên và đi đúng hướng. Khi ai đó quá dễ tính, quá tốt bụng thì trong mắt nhiều người, họ quá dễ bắt nạt, dễ lợi dụng. Và lúc này, tất cả sự nhiệt tình và chân thành của họ, trong mắt người khác chỉ là một công cụ dễ sử dụng, một con rối dễ điều khiển.
Sự thờ ơ thực sự là một động lực rất tích cực. Nó có thể tách bạn khỏi sự lôi kéo và tiêu thụ của những thứ khác, cho phép bạn tập trung vào việc thiết lập giá trị cho sự tồn tại của mình.
Hãy mạnh dạn lựa chọn sự thờ ơ, nhất là khi bạn ở độ tuổi trung niên, trên có cha mẹ và dưới có con cái, gánh trên vai vô vàn nỗi lo. Lựa chọn đối xử một cách thờ ơ sẽ giúp bạn tiết kiệm năng lượng, giảm xích mích và tránh được rắc rối.
Sau đó, hãy để bản thân tập trung hơn, bình tĩnh hơn, làm tốt công việc nhỏ của riêng bạn và sống tốt cuộc sống của riêng mình.