Nhiều người cứ nói làm dâu là khổ. Có người lạc quan hơn lại bảo sướng khổ có số. Nhưng với kinh nghiệm 20 năm làm dâu nhà có bốn thế hệ, con gái chuẩn bị lên xe hoa tôi hy vọng mình đủ kinh nghiệm để có thể nói câu, về làm dâu, sướng khổ là do mình.
Dạo này đi đâu cũng thấy rần rần chuyện các chị, các mẹ xem phim “Sống chung với mẹ chồng”. Người bênh mẹ chồng, kẻ thương nàng dâu. Rồi lắm cô chưa chồng lại bảo nhau, thôi thôi nghỉ lấy chồng cho khỏe! Úi giời, nói thì hay chứ nhịn chồng được bao lâu! Cứ cưới đi. Rồi nhớ giữ những bí quyết này. Đảm bảo làm dâu nhà đa thế hệ còn được chứ làm dâu thôi có là gì!
Nhiều người cứ nói làm dâu là khổ. Có người lạc quan hơn lại bảo sướng khổ có số. Nhưng với kinh nghiệm 20 năm làm dâu nhà có bốn thế hệ, con gái chuẩn bị lên xe hoa tôi hy vọng mình đủ kinh nghiệm để có thể nói câu, về làm dâu, sướng khổ là do mình.
Ngày xưa khi mình ra mắt gia đình nhà chồng, thậm chí con gái mình bây giờ mình cũng luôn dặn con là phải biết trước biết sau, biết lễ phép khi tới nhà. Với anh chị em trong nhà thì luôn cởi mở và thân mật. Với người lớn nên hòa nhã, chủ động hỏi thăm trước. Đừng đợi người lớn hỏi rồi mới trả lời.
Ví như chuyện hôm nọ, tôi nghe cô đồng nghiệp tôi than thở, bạn gái của con trai từng về ra mắt gia đình nhưng ngoài câu chào ra thì câm như hến. Nhà có bà nội già yếu nhưng chẳng được câu hỏi han bà có khỏe không, bố bạn trai đi làm không hỏi được câu bác trai đi làm ạ.
Nếu ổn thỏa, chắc chắn các bạn đã thắng được 50% tình cảm trong gia đình người yêu rồi đó. (Ảnh minh họa)
Các cô gái trẻ đừng lo hỏi câu thừa thãi. Hãy là người chủ động mở ra câu chuyện. Bởi nếu mẹ chồng bạn là người tinh tế và xởi lởi thì bạn quá may mắn. Vậy gặp người kiệm lời thì bạn gặp xui? Hay bạn chờ những câu hỏi cung? Hãy thử làm người chủ động lèo lái câu chuyện cho buổi gặp gỡ trở nên thân mật và bớt xa cách hơn xem nào? Đảm bảo nàng dâu sẽ ghi được ấn tượng tốt đầu tiên rồi đấy! Vì không ai ghét một kẻ thân thiện cả.
Tiếp theo là chuyện bếp núc. Tôi biết các cô ngày nay sung sướng lắm. Con gái tôi cũng không phải ngoại lệ. Nhưng đến tuổi, tôi cũng bảo con học. Ban đầu nó ngúng nguẩy không học nghiêm túc đâu. Nhưng từ khi có bạn trai tự nhiên mẹ dạy gì cũng răm rắp làm theo. Tuy nhiên, có thế nào thì bạn sống hai mươi năm cũng không thể bằng kinh nghiệm của một bà già 40,50 đã có gia đình và kinh nghiệm ít nhất là 20 năm để chăm sóc chồng con.
Vậy nên, khi đến màn vào bếp, luôn tỏ ra khép nép, nhường sân khấu không có gì là ngại cả. Thứ nhất, bạn sẽ tránh được tình huống khó xử. Thứ hai, người mẹ chồng tương lai sẽ được tôn vinh, chả ai là không thích cả. Tuy nhiên, hãy phụ một tay, hoặc khéo léo nói rằng con chưa biết làm cái này, bác có thể chỉ cho con không. Chẳng ai trách người không biết làm cả. Chỉ trách kẻ không biết làm và vô tâm thôi.
Nếu ổn thỏa, chắc chắn các bạn đã thắng được 50% tình cảm trong gia đình người yêu rồi đó. Còn lại, bạn chỉ cần chân thành, yêu thương, khéo léo và nhường nhịn là được. Vì sao tôi nói vậy? Vì khi bạn chân thành yêu thương, bạn sẽ nhịn được những điều chưa đúng của mẹ chồng, của gia đình chồng.
Khi chân thành, thật thà, luôn cố gắng học hỏi, với cương vị là một người mẹ yêu thương chồng con, tôi sẽ sẵn sàng dạy lại cho con dâu mình như mẹ chồng tôi đã làm cho tôi. Luôn học hỏi và trau dồi mình dù đó chỉ là chuyện bếp núc.
Hãy nhớ, lấy điểm gia đình không chỉ là ngày ra mắt hay lúc yêu thôi mà cả lúc đã cưới nữa. Giống như tình yêu vậy, gia đình cũng luôn cần được hâm nóng tình cảm. Vì tôi đã từng làm dâu trong gia đình tới bốn thế hệ. Những bất đồng không thể tránh, nhưng một điều nhịn, chín điều lành, điều này tôi từng chứng kiến từ cách mẹ chồng tôi đối với mẹ chồng của bà ấy.
Luôn từ tốn và nhẹ nhàng. Có không đồng ý cũng từ tốn trình bày quan điểm của mình. Cơm sôi bớt lửa, mẹ chồng hay chồng, lúc cãi nhau mình im lặng, thì chả có gì để cháy cả. Khi mọi thứ đã nguội, tàn tro, mình nói sẽ lại khác. Vì vậy, sống với mẹ chồng hay cả đại gia đình chồng, chỉ cần dĩ hòa vi quý, khôn khéo, chân thành, yêu thương là đủ.
Việc mâu thuẫn trong một gia đình không chỉ phát sinh giữa mẹ chồng - nàng dâu mà nó còn tiềm tàng ngay chính trong gia đình ruột thịt, giữa những người thân yêu nhất. Nó xuất hiện khi giữa những thế hệ khác nhau cùng chung sống trong một gia đình. Đó là mâu thuẫn giữa những quan niệm sống khác nhau, cách nghĩ, cách nhìn nhận về vấn đề xã hội. Vậy, làm thế nào để các thế hệ trong gia đình có thể xích lại gần nhau hơn, mong muốn của những người làm cha, mẹ và những đứa con là gì? Tất cả sẽ được giải quyết trong livestream vào 15h30 ngày 28/06 tới đây: Khoảng cách thế hệ: Xích lại gần nhau - Khó hay dễ? |