Chị vẫn nghĩ, sau này họ cưới thì mình phải đi bằng hoặc đi hơn. Mà hơn là cái chắc vì sau đó, tiền cũng mất giá rồi. Với lại đi bằng thì khác gì trả nợ nhau.
Anh chồng bàu nhàu:
- Khiếp, bạn em gì mà ki bo. Ngày trước em bảo đi người này 5 trăm mà, sao bây giờ anh ta lại đi em có 3 trăm mà còn đến ăn cỗ. Ngày trước, em gửi chứ có được miếng thịt nào.
Chị vợ cười và lắc đầu:
- Thì bây giờ người ta khó khăn, người ta không được như trước, không được như mình thì người ta đi ít. Có sao đâu.
Anh chồng có vẻ tức tối:
- Ô hay, đi sau thì ít ra cũng phải bằng hoặc nhiều hơn chứ làm gì có chuyện ít hơn. Mà đây lại ít hơn nhiều và mang tiếng còn đến dự, cỗ bàn linh đình.
Nói nhiều, chị vợ có vẻ không hài lòng về anh chồng, quay sang nhìn anh bằng con mắt khác:
- Từ bao giờ mà anh lại tính toán chi li như vậy…
Nói thế chứ chị hiểu, lâu nay, người ta coi chuyện cưới xin cỗ bàn như là cái nợ. Bảo là bạn bè mừng nhiều thì sướng nhưng nào có sướng vì sợ, sau này đi cưới người ta, còn phải mừng nhiều hơn nữa. Chị vốn là người như vậy. Thật ra, chị thông cảm với chuyện bạn bè mừng chị ít hơn trước. Vì chị hiểu, có thể lúc này, người ta đã con cái rồi, có khó khăn thì không thể mừng lại như ngày trước dù rằng, đồng tiền nó cũng mất giá đi. Nhưng có phải ai cũng kiếm được tiền đâu. Có người còn cái ăn mà không có, còn có người thì giàu nứt đố đổ vách ra.
Chị vốn là người như vậy. Thật ra, chị thông cảm với chuyện bạn bè mừng chị ít hơn trước.
(ảnh minh họa)
Chị luôn nghĩ như chồng nên cũng khó mà trách chồng. Vì bản thân chị, chưa từng đi ai ít hơn. Không nói đến chuyện cưới xin của chị mà là chuyện thăm hỏi, quà cáp cho cháu chắt hay là đám cưới chị gái của chị. Chị vẫn nghĩ, sau này họ cưới thì mình phải đi bằng hoặc đi hơn. Mà hơn là cái chắc vì sau đó, tiền cũng mất giá rồi. Với lại đi bằng thì khác gì trả nợ nhau.
Chúng ta (nhiều người) luôn coi chuyện cưới xin, quà cáp, chuyện mừng tuổi, các thứ… là món nợ. Và chính chuyện đó lại gây áp lực lên cuộc sống của mình. Đó là do chính chúng ta áp đặt, chính chúng ta không tạo cảm giác thoải mái cho mình.
Đấy, chẳng phải tết nhất, đến nhà ai đó chơi, mình mừng con họ 5 chục, con họ mừng lại cháu mình 3 chục thì người ấy lại thắc mắc là tại sao lại mừng ít như thế. Rồi có người còn kêu ra, khó chịu ra mặt vì cứ nghĩ ‘đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn’. Mừng trước 5 chục thì hi vọng họ mừng lại cháu mình, con mình cả trăm.
Khổ, đó là cái bệnh chung. Tại sao cứ làm cho những món quà vui vẻ đó thành những món nợ hoặc là việc sĩ diện của bản thân? Hãy nghĩ đơn giản, đó là tấm lòng. Thôi thì dù không có 5 chục, không có 1 trăm thì kể cả là mừng tuổi các cháu mười nghìn cũng quý. Là quà đầu năm, là quà cho các cháu, nếu đã cho thì đứng tiếc, đừng tính toán làm gì. Những món quà gọi là tấm lòng lại còn tính toán thiệt hơn thì đâu còn gọi là tấm lòng nữa?
Khổ, đó là cái bệnh chung. Tại sao cứ làm cho những món quà vui vẻ đó thành những món nợ hoặc là việc sĩ diện của bản thân? (ảnh minh họa)
Quay trở lại chuyện phong bì cưới, chuyện cưới xin là chuyện cả đời, là chuyện vui đáng được chúc phúc. Người có ít, người có nhiều, đâu phải làm mâm cỗ cưới ra để mong thu về lợi nhuận? Nếu người ta tính toán như vậy thì chẳng khác gì hình thức kinh doanh. Vậy đâu có gọi là quà mừng cưới, quà chúc phúc?
Anh chồng trong câu chuyện tất nhiên có cái lý của anh ấy. Vì xưa nay, người ta vốn nghĩ như vậy rồi. Tại con người ta luôn luôn sống với cách nghĩ như thế, cách nghĩ lợi nhuận hơn thua nên bây giờ, ngay cả chuyện tiền phong bì cưới người ta cũng coi đó là một món nợ. Có ai đi đám cưới trong tâm thế thích thú, sung sướng trừ phi là những người bạn quá thân thiết. Đa phần là đến ăn cỗ với tâm trạng của người mang nợ ‘người ta đi mình thì bây giờ mình phải đi lại’.
Chị vợ lại cười anh chồng mỗi lần anh rú lên ‘ối ối, bạn em sao lại như thế nhỉ? Sao nhiều người đi ít hơn em thế?’. Chị vợ chẳng nói gì nữa, chỉ cười. Có lúc chị lại quay sang nhắc anh:
- Nếu ngày sau anh không có tiền, không có công việc tốt thì liệu anh có khả năng ‘trả nợ’ mấy cái đám cưới cả triệu bạc không? Phải thông cảm cho người khác chứ…
Anh nhìn vợ cười ‘ừ cũng đúng!’.
Đúng là như vậy, con người ta đừng coi đám cưới là cái nợ, đừng coi những món tiền mừng, phong bì cưới hay là những mon quà biếu xén là món nợ thì sẽ cảm thấy thoải mái và vui tươi hơn. Bóc phong bì ra, dù là bao nhiêu tiền thì cũng đừng thắc mắc, đừng hỏi tại sao. Vì đó tất cả là tấm lòng.
Hãy nghĩ khác sống khác đi, đừng biến mình thành một ‘kẻ đi đòi nợ’. Và cũng đừng khó chịu, ghét bỏ người ta vì suy nghĩ ‘tại sao họ lại đi ăn cưới mình bằng từng ấy tiền, trong khi mình từng đi họ gấp đôi’. Từ bỏ suy nghĩ ấy, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống này cực kì khác, ai cũng có những hoàn cảnh, những điều khó nói và cần thông cảm và hiểu cho nhau… Hãy sống như vậy…