Đây là 9 đặc điểm chung thường thấy ở những người hiếm khi đăng bài lên mạng xã hội (MXH) và thích sự riêng tư - những người quan sát thầm lặng.
1. Đánh giá cao tính xác thực
Một số người chủ động chọn tránh xa "ánh đèn sân khấu" trên không gian mạng vì họ đánh giá cao tính xác thực. Họ thích những kết nối và cuộc trò chuyện chân thành hơn là những tương tác trực tuyến hời hợt. Họ tin vào việc sống cuộc sống cho chính mình thay vì cho khán giả nào đó.
Những người này không bị ảnh hưởng bởi áp lực phải xuất hiện thật hoàn hảo trên mạng xã hội. Thay vào đó, họ tìm thấy niềm vui từ cuộc sống đích thực mà không cần sự công nhận liên tục từ người khác. Họ không chống đối xã hội hay cắt hết các kết nối mà chỉ đơn giản là thích kết nối theo những cách có ý nghĩa và mang tính cá nhân hơn, vượt ra ngoài giới hạn của các nền tảng truyền thông xã hội.
2. Trân trọng sự riêng tư
Nhiều người rất coi trọng sự riêng tư của mình. Đối với họ, không phải mọi thứ đều cần được ghi lại và chia sẻ với thế giới ngoài kia. Họ thích giữ lại những khía cạnh nhất định trong cuộc sống của mình chỉ dành cho bản thân và những người có liên quan trực tiếp.
Nhiều người trong chúng ta có thể coi mạng xã hội như một tạp chí mở, còn với những người thích giữ sự riêng tư, nó như một cuốn sổ lưu niệm có chọn lọc hơn. Họ chọn giữ hầu hết những kỷ niệm của mình ở chế độ ngoại tuyến, thưởng thức một cách riêng tư hoặc chia sẻ trực tiếp với những người thân yêu của mình. Điều này có vẻ khác lạ trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, nhưng nó chắc chắn nói lên nhiều điều về tính cách và những ưu tiên của họ.
3. Sống nội tâm
Nếu đi sâu vào lĩnh vực tâm lý học, bạn sẽ thấy những người thích giữ bí mật trên mạng xã hội thường hướng nội nhiều hơn. Hướng nội là việc kiểm tra những suy nghĩ và cảm xúc có ý thức của chính mình. Đó là sự tự phản ánh, phân tích hành động của chúng ta và hiểu lý do tại sao chúng ta lại hành xử theo cách như vậy.
Những người không đăng bài lên mạng xã hội có xu hướng dành thời gian để tự suy ngẫm hơn là công khai cuộc sống của mình. Họ hiểu sâu sắc hơn về bản thân, cảm xúc và phản ứng của mình trước các tình huống khác nhau. Khi tránh sự ồn ào và phiền nhiễu liên tục của mạng xã hội, họ có nhiều không gian hơn cho việc xem xét nội tâm, dẫn đến sự tự nhận thức cao hơn và phát triển bản thân.
4. Nuôi dưỡng các mối quan hệ thực sự
Một đặc điểm chung của những người thích tránh xa mạng xã hội là họ tập trung vào việc nuôi dưỡng các mối quan hệ ngoài đời thực. Họ hiểu rằng mạng xã hội dù có thể giúp duy trì kết nối nhưng thường thiếu chiều sâu như tương tác mặt đối mặt. Họ coi trọng chất lượng các mối quan hệ của mình hơn là số lượng người theo dõi.
Thay vì dành thời gian lướt qua các bảng tin, họ đầu tư thời gian vào những cuộc trò chuyện và trải nghiệm ý nghĩa bên người thân yêu của mình. Họ chọn gọi điện hơn là nhắn tin, hẹn hò cà phê hơn là thả "like" trên mạng và tương tác cá nhân hơn là bình luận trực tuyến. Bằng cách này, họ thúc đẩy các mối liên kết bền chặt hơn và tạo ra nhiều kỷ niệm ý nghĩa hơn, vượt ra ngoài thế giới kỹ thuật số.
5. Ôm lấy khoảnh khắc một mình
Nhiều người thường nhầm lẫn với sự cô đơn, nhưng có sự khác biệt đáng kể giữa hai điều này. Những người không thích đăng bài trên mạng xã hội thường thích khoảnh khắc một mình. Họ tìm thấy niềm hạnh phúc và sự hài lòng khi dành thời gian một mình, chìm đắm trong những suy nghĩ, sở thích hoặc đơn giản là tận hưởng sự yên tĩnh.
Cảm giác thoải mái này phép họ nạp lại năng lượng, cho bản thân thêm thời gian và không gian cần thiết để suy ngẫm về trải nghiệm và cảm xúc của mình mà không bị phân tâm.
6. Ưu tiên sức khỏe tinh thần
Sự ồn ào và tấn công liên tục của thông tin trên mạng xã hội đôi khi có thể khiến bạn choáng ngợp. Nó có thể khiến bạn đưa ra những so sánh, cảm thấy lo lắng và thậm chí trầm cảm. Đó là lý do tại sao những người chọn sống riêng tư thường ưu tiên sức khỏe tinh thần của mình hơn nhu cầu được kết nối liên tục.
Họ hiểu rằng sức khỏe của họ quan trọng hơn nhiều so với việc theo kịp các xu hướng mới nhất hoặc tham gia vào mọi cuộc tranh luận trực tuyến. Họ tập trung vào các hoạt động nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần của mình. Đó có thể là thảnh thơi đi dạo trong công viên, đọc sách, thiền định hay đơn giản là tận hưởng khoảnh khắc yên tĩnh bên một tách trà.
7. Tìm kiếm những trải nghiệm đích thực
Những người ít khi đăng bài lên mạng xã hội tìm kiếm những trải nghiệm chân thực. Họ đo lường giá trị của những trải nghiệm không bằng lượt thích hay bình luận mà là niềm vui, sự học hỏi và thỏa mãn mà họ có được từ trải nghiệm đó.
Việc tập trung vào việc trải nghiệm cuộc sống trực tiếp thay vì qua màn hình cho phép họ hình thành các kết nối sâu hơn với môi trường xung quanh. Đặc điểm này khuyến khích lối sống chánh niệm và đánh giá sâu sắc hơn những niềm vui đơn giản trong cuộc sống.
8. Đánh giá cao sự đơn giản
Sự đơn giản mang lại sự rõ ràng, giảm căng thẳng và giúp chúng ta tập trung vào những gì thực sự quan trọng. Những người hiếm khi đăng bài trên mạng xã hội tìm thấy niềm vui trong những khía cạnh đơn giản của cuộc sống như một cuốn sách hay, một buổi sáng yên tĩnh hay một cuộc trò chuyện chân thành. Họ không cảm thấy bản thân cần phải chạy theo những xu hướng mới nhất hay bị cuốn vào nhịp sống hối hả của thế giới ngoài kia.
Bằng cách chọn không tham gia vào những dòng cập nhật và thông báo liên tục, họ đơn giản hóa cuộc sống của mình và tạo không gian cho những thứ thực sự làm phong phú thêm cho bản thân. Họ giảm thiểu sự lộn xộn, ít cam kết hơn và tập trung vào chất lượng hơn số lượng.
9. Thực hành chánh niệm
Trọng tâm của tất cả những đặc điểm này là một chủ đề chung – chánh niệm. Chánh niệm là nhận thức được những gì đang xảy ra trong thời điểm hiện tại mà không phán xét hoặc mong muốn nó khác đi. Đó là việc chấp nhận mọi thứ như hiện tại và sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc.
Những người hiếm khi đăng bài lên mạng xã hội và thích sự riêng tư sống trong hiện tại, gắn kết hoàn toàn với môi trường xung quanh. Họ tập trung tốt hơn vào hiện tại, đánh giá cao vẻ đẹp của từng khoảnh khắc và hòa hợp hơn với những suy nghĩ và cảm xúc bên trong mình.