Tiết kiệm không khó, tạm biệt 10 lời nói dối tiền bạc này để ngày càng giàu có

Bảo Anh. - Ngày 16/11/2021 11:45 AM (GMT+7)

Nhận ra những lời nói dối tiền bạc phổ biến nhất là chìa khóa để bạn tiến tới một tương lai rủng rỉnh hơn. Dưới đây là một số lời nói dối về tiền bạc phổ biến nhất mà chúng ta tự nói với mình.

Khi nói đến tài chính cá nhân, trung thực là điều tốt nhất. Trung thực với ngân hàng, trung thực với gia đình và trên hết là trung thực với chính mình. Nhiều người thường xuyên gặp rắc rối về tiền bạc là bởi họ không trung thực về tình hình tài chính của mình.

Nhận ra những lời nói dối tiền bạc phổ biến nhất là chìa khóa để bạn tiến tới một tương lai rủng rỉnh hơn. Dưới đây là một số lời nói dối về tiền bạc phổ biến nhất mà chúng ta tự nói với mình.

1. "Đó là một món nợ tốt"

Tiết kiệm không khó, tạm biệt 10 lời nói dối tiền bạc này để ngày càng giàu có - 1

Người ta thường nói rằng nợ cũng có “nợ tốt” và “nợ xấu”. Cái gọi là “nợ tốt” có thể xuất phát từ các khoản vay sinh viên hoặc thế chấp khi đóng vai trò trong việc xây dựng sự giàu có lâu dài; trong khi đó “nợ xấu” phổ biến nhất là từ thẻ tín dụng với lãi suất cao.

Tuy nhiên suy nghĩ này dễ khiến bạn hợp lý hóa việc có nợ ngay từ đầu. Đúng là có một số loại nợ tệ hơn những loại nợ khác, nhưng tốt nhất là bạn nên cố gắng tránh hoàn toàn nợ nần. Chỉ khi có thái độ rằng “tất cả đều là nợ xấu” thì bạn mới có thể mạnh mẽ cố tránh xa nó.

2. “Tôi đang kiếm được lợi nhuận X%”

Khi chúng ta đặt tiền vào thị trường chứng khoán, chúng ta thường cho rằng nó đang tạo ra một lượng lợi nhuận nhất định, dựa trên mức trung bình đạt được trong quá khứ. Thật tốt khi biết về những lợi nhuận lịch sử này để hiểu thêm về tiềm năng của việc đầu tư vào thị trường chứng khoán nhưng bạn phải nhớ rằng những gì xảy ra trong quá khứ không đảm bảo kết quả trong tương lai.

Điều quan trọng là bạn phải có hiểu biết thực sự về các khoản đầu tư của mình đang hoạt động tốt thế nào. Giữa lợi nhuận danh nghĩa và lợi nhuận thực sự sau khi trừ thuế, phí và lạm phát là có thể rất khác biệt.

3. “Tôi sẽ bắt đầu tiết kiệm sau”

Nghỉ hưu dường như luôn là một cột mốc nào đó xa xôi. Chúng ta tự nhủ rằng mình còn nhiều thời gian và có thể tiết kiệm sau vài năm nữa. Tuy nhiên trước khi nhận ra điều đó, tuổi nghỉ hưu đã ở rất gần và chúng ta hầu như không tiết kiệm được bao nhiêu.

Vì sự chần chừ đó, chúng ta đã bỏ lỡ sức mạnh của lãi kép. Thật dễ dàng để đưa ra những lý do cho việc trì hoãn tiết kiệm tiền, nhưng rất ít trong số đó là hợp lý. Hãy coi quỹ hưu trí của bạn, số tiền tiết kiệm là hóa đơn đầu tiên bạn cần trả mỗi tháng thay vì tiết kiệm vài đồng còn sót lại sau khi tiêu.

4. “Tôi sẽ kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai”

Tiết kiệm không khó, tạm biệt 10 lời nói dối tiền bạc này để ngày càng giàu có - 2

Khi lập kế hoạch cho tương lai của mình, chúng ta thường đưa ra những dự đoán tốt về các khoản chi phí nhưng kèm với đó là mặc định rằng thu nhập của chúng ta sẽ tăng lên. Nhiều người đã mua những ngôi nhà lớn hơn mức họ thực sự có thể chi trả, biện minh rằng tương lai thu nhập của họ nhất định sẽ khá hơn.

Tất cả chúng ta đều muốn nghĩ rằng thu nhập của mình sẽ ngày càng tăng lên theo thời gian song không có gì đảm bảo cho điều đó cả. Thu nhập của bạn có thể không tăng, thậm chí rơi vào tình trạng bị cắt giảm lương vì lý do nào đó mà bạn không thể can thiệp.

Để đạt được tự do tài chính, hãy làm việc để đảm bảo chi tiêu của bạn luôn ít hơn thu nhập thực tế. Bằng cách này, khi bạn có được bất kỳ khoản tăng lương hay thưởng nào, bạn cũng sẽ nhanh chóng gia tăng mức tiết kiệm của mình thay vì ném hết vào chi tiêu.

5. "Tôi không có đủ để đầu tư"

Nếu bạn có tiền để chiều chiều uống trà sữa hay cà phê, bạn có tiền để đầu tư. Nếu bạn có tiền cho Netflix, đôi giày mới đắt tiền hoặc chai rượu vang đó, bạn có tiền để đầu tư. Chìa khóa của sự tự do tài chính cuối cùng là về những gì chúng ta chọn để tiêu tiền. Và nếu bạn ưu tiên tiết kiệm dài hạn hơn việc mua sắm vật chất không thiết yếu, bạn sẽ thấy mình có nhiều tiền để đầu tư hơn những gì bạn vẫn nghĩ.

6. “Tôi xứng đáng với điều này”

Một suy nghĩ phổ biến của những người tiêu quá tay chính là tìm hợp lý hóa việc mua những thứ họ không cần, những bữa ăn hàng đắt đỏ hay kỳ nghỉ xa hoa. Họ có thể nói rằng: “Năm nay tôi đã làm việc chăm chỉ” hoặc “Tôi cần một món ăn ngon”...

Điều này không có nghĩa rằng bạn không bao giờ nên ăn mừng hay tự thưởng cho mình nhưng khi kiểu chi tiêu này trở thành thói quen, số tiền tiết kiệm của bạn sẽ bị ảnh hưởng lớn. Với một sự thay đổi nhỏ về thói quen mua hàng bốc đồng, bạn sẽ nhanh chóng thấy được sự thay đổi lớn về tài khoản tiết kiệm của mình.

7. “Tôi đã tiết kiệm được một mớ tiền khi mua nó”

Tiết kiệm không khó, tạm biệt 10 lời nói dối tiền bạc này để ngày càng giàu có - 3

Nhớ rằng bạn không thể tiết kiệm nếu bạn cứ chi tiêu. Nếu bạn hợp lý hóa việc mua hàng với lý do nó đang được giảm giá, bạn đang bỏ qua thực tế là tiền vẫn rời khỏi ví của bạn.

Hãy nhớ rằng các nhà bán lẻ tung ra các phiếu giảm giá và chương trình khuyến mại để khuyến khích mọi người tiêu tiền nhiều hơn. Cách duy nhất để xác định xem bạn có thực sự tiết kiệm tiền cho một món hàng hay không là liệu đó có phải là thứ bạn cần mua hay không.

8. “Tôi đủ điều kiện dùng thẻ tín dụng này, vì vậy khoản nợ của tôi không phải là xấu”

Không ít người có suy nghĩ rằng việc ngân hàng phê duyệt thẻ tín dụng hoặc nâng hạn mức cho bạn chứng tỏ bạn là người rất có trách nhiệm về tài chính song đó là sai lầm. Ngay cả những người có tín dụng tệ cũng có thể được phê duyệt thẻ. Và nếu bạn đã có nợ thẻ tín dụng, việc bạn muốn mở một thẻ mới thực chất là để mình có thể tiêu nhiều tiền hơn. Đúng là các đơn vị phát hành thẻ tín dụng không muốn bạn bị phá sản, nhưng họ vẫn sẵn lòng tiếp tục chấp nhận các khoản thanh toán của bạn với lãi suất cao.

9. "Tôi còn trẻ, tôi không cần bảo hiểm y tế"

Nếu bạn đang ở độ tuổi 20 và hiếm khi bị ốm, bạn sẽ dễ có suy nghĩ rằng bảo hiểm y tế là thứ gì đó rất xa vời, khoản chi lãng phí nếu bỏ tiền ra mua. Tuy nhiên không ai có thể nói trước được điều gì. Nếu từng một lần vào viện trò chuyện với bệnh nhân không may bị tai nạn, bạn sẽ biết nếu không có bảo hiểm y tế, bạn sẽ phải gánh chịu những chi phí y tế lớn thế nào khi không may gặp phải sự cố. Bảo vệ sức khỏe bản thân chính là bảo vệ túi tiền và tương lai của bạn.

10. “Thu nhập tốt nên tôi không thể bỏ công việc tệ hại này được”

Đây có lẽ là câu chuyện không hề hiếm khi nhiều người sẵn sàng ở lại với công việc mà họ ghét, chấp nhận với sự mệt mỏi mỗi ngày đi làm đơn giản vì thu nhập khá. Tất nhiên, đừng hiểu sai vấn đề thành bạn sẽ thông minh hơn khi lựa chọn một công việc bạn yêu thích dù thu nhập mang lại chẳng đủ để đáp ứng chi tiêu tối thiểu. Tuy nhiên nếu bạn sống hợp lý và chi tiêu một cách khôn ngoan, bạn chắc chắn có thể tìm được một trạng thái cân bằng hơn, khi bạn có thể trang trải tốt cuộc sống và tìm được sự hài lòng trong công việc.

Bạn cũng cần biết rằng đôi khi một mức thu nhập cao hơn lại không giúp bạn tiết kiệm được nhiều hơn. Đó là bởi chúng ta dễ bị lạm phát lối sống, hướng sang các thói quen chi tiêu đắt đỏ hơn, mua những thứ xa xỉ hơn chỉ vì mình có thể.

10 thứ người giàu không bỏ tiền mua nhưng người nghèo lại sẵn sàng vay để sắm
Một số người nghèo sẵn sàng tiêu những đồng tiền tiết kiệm được trong nhiều năm hoặc thậm chí là vay nợ để sở hữu những thứ như xe sang, đồ trang sức cao cấp, áo khoác lông thú... Tuy nhiên, những người giàu trên khắp thế giới đã dần ngừng thể hiện địa v

Bí quyết chi tiêu

Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết chi tiêu