Trí tuệ hàng đầu của một người: Không để mình quá "no"

Bảo Anh. - Ngày 13/06/2024 12:00 PM (GMT+7)

Không quá nhiều cũng không quá ít, chừng mực là bí quyết cho một cuộc sống tốt đẹp. Chỉ khi sống chừng mực, bạn mới có thể đạt được hạnh phúc và thành công.

Khổng Tử nói: “Cái gì nhiều quá cũng thành ít”.

Trong đời này, mọi việc đều cần phải làm có chừng mực. Nước đầy thì sẽ tràn, trăng tròn rồi sẽ khuyết. Nếu bạn luôn tìm cách thỏa mãn quá mức, bạn sẽ chỉ nhận được điều ngược lại với những gì bạn mong muốn và điều này sẽ gây hại cho chính bạn.

Một cuộc sống tốt đẹp nằm ở việc làm mọi thứ vừa phải và không quá "no". 

Trí tuệ hàng đầu của một người: Không để mình quá amp;#34;noamp;#34; - 1

Đừng làm việc quá nhiều, hãy chừa chỗ cho sự phát triển

Đừng dùng sự siêng năng chiến thuật để che đậy sự lười biếng trong chiến lược. Đặc biệt trong công việc, bạn càng siêng năng về mặt chiến thuật thì kết quả của bạn thường sẽ càng đi xuống. 

B và C đều làm lập trình viên sau khi tốt nghiệp. B là người rất chăm chỉ, ngoài đảm bảo công việc hàng ngày, Bcòn chủ động yêu cầu lãnh đạo giao thêm nhiệm vụ. Về cơ bản, B sẽ làm thêm giờ mỗi ngày cho đến khi là người cuối cùng rời công ty. C lại rất khác, sau khi hoàn thành công việc sẽ về nhà sớm. 

AI phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và công ty họ có kế hoạch tuyển chọn nhân tài trong công ty để thành lập nhóm sử dụng công nghệ mới này. Mọi người đều rất lạc quan về cơ hội của B, cảm thấy B chắc chắn sẽ ngồi vào vị trí đó vì đã xử lý rất nhiều công việc. 

Thế nhưng, cuối cùng vị trí đó lại gọi tên C. Hóa ra khi công ty gặp sự cố kỹ thuật, C đã giải quyết nhanh chóng còn B thì không. Lúc này, mọi người mới biết ngoài công việc hàng ngày, C dành một phần thời gian để học thêm nâng cao nghiệp vụ. 

Trong khi đó, B luôn bận rộn với những công việc giống nhau, không có thời gian học tập thêm. Hơn nữa, nội dung công việc khác biệt nên B không có hứng thú và cho rằng không cần thiết. Kết quả là, cùng 1 năm làm việc, C làm việc ít hơn và được thăng chức, tăng lương; B làm việc nhiều hơn nhưng lại bỏ lỡ nhiều cơ hội.

Naval Ravikant, một nhà đầu tư tên tuổi ở thung lũng Silicon cho biết: “Trong công việc, chăm chỉ chỉ là yếu tố cần chứ không phải yếu tố quyết định”.

Khả năng của một người được đo bằng chất lượng giải quyết vấn đề chứ không phải số lượng. Luôn xếp kín lịch với các công việc đến mức không còn thời gian để thở, bạn tưởng mình đang làm việc chăm chỉ để đạt được tiến bộ nhưng thực ra không phải. 

Có một câu nói rằng: “Cách tốt nhất để hủy hoại một người là khuyến khích người đó lúc nào cũng bận rộn, bận đến mức không còn thời gian để suy nghĩ”.

Trong công việc, việc quá trách nhiệm và bận rộn quá mức không chỉ khiến bản thân phải nỗ lực quá mức mà còn hủy hoại bản thân.

Nếu suốt ngày cúi đầu nhặt những hạt vừng rơi xuống đất, bạn có thể làm rơi quả dưa hấu trên tay. Tránh làm việc quá sức, thay vào đó là phân bổ năng lượng có hạn của mình cho những việc quan trọng hơn và thư giãn hợp lý để có thể tiến xa hơn và đạt được sự phát triển tốt hơn.

Trí tuệ hàng đầu của một người: Không để mình quá amp;#34;noamp;#34; - 2

Khoảng cách tạo nên vẻ đẹp

Dù trong mối quan hệ nào, điều quan trọng cần phải có chính là tôn trọng lẫn nhau. Tôn trọng có nghĩa là biết giữ khoảng cách và ngăn chặn sự thân mật quá mức. Khi tương tác với người khác, nỗi sợ lớn nhất là can thiệp quá mức mà không nhận ra.

Bất cứ điều gì đều có thể tệ đi một khi nó thành quá mức, kể cả sự quan tâm. Mối quan hệ dù tốt đến đâu cũng không thể tùy ý can thiệp vào cuộc sống của người khác hoặc can thiệp quá nhiều vào chuyện riêng tư của họ. Vượt qua ranh giới quá mức sẽ chỉ gây hiểu lầm và rắc rối cho cả đôi bên.

Giữ một khoảng cách nhất định là cách giao tiếp thích hợp nhất. Hãy yêu bản thân và trân trọng thời gian cũng như không gian của nhau. Điều tuyệt vời nhất là trong lòng có nhau và chừa cho nhau không gian nhất định. 

Trí tuệ hàng đầu của một người: Không để mình quá amp;#34;noamp;#34; - 3

Đừng quá tham vọng, hãy giữ sự giàu có trong tim mình 

Không họa nào lớn bằng không biết đủ, không hại nào lớn bằng ham muốn có được. Nói cách khác, trên đời không có tội lỗi nào lớn hơn việc đắm chìm trong dục vọng và không có tai họa nào lớn hơn sự vô độ.

Có người đàn ông nọ khi còn nhỏ gia đình rất khó khăn. Điều này đã trở thành động lực để ông học tập chăm chỉ và sau này thành công có được công việc nhiều người mơ ước trong ngân hàng. Anh kết hôn với một người vợ xinh đẹp đảm đang, con gái thông minh lanh lợi. Cuộc sống của gia đình 3 người họ đã đạt đến trạng thái mà nhiều người ước ao. 

Tuy nhiên, vẻ hào nhoáng bề ngoài không thể che giấu được những ham muốn bên trong của anh. Anh cảm thấy mức lương kia chưa đủ để khiến mình hài lòng. Và rồi, anh bước vào con đường lợi dụng chức vụ của mình để nhận hối lộ, ngày càng trở nên tham lam. Anh bị mắc kẹt trong vòng xoáy của ham muốn vật chất và không thể thoát ra được.

Giấy không thể che được lửa. Vài năm sau, hành vi sai trái của anh bị vạch trần và cuối cùng anh đã bị bắt. Không chỉ sự nghiệp tiêu tan mà gia đình hạnh phúc vốn có của anh cũng tan vỡ.”.

Những ham muốn thái quá không những không lấp đầy được sự trống rỗng bên trong mà còn khiến con người ta trở thành nô lệ. Một người muốn hạnh phúc phải học cách hài lòng.

Ai cũng vậy, sẽ có rất nhiều thứ mình chưa từng ăn, nhiều thứ mình chưa từng thấy, nhiều điều thú vui mình chưa từng trải qua. Đây là lẽ bình thường, không phải là lý do ngăn cản chúng ta sống một cuộc sống hạnh phúc.

Bản chất của cuộc sống không bao giờ là theo đuổi những ham muốn vật chất tốt đẹp hơn mà là tận hưởng hiện tại và trân trọng những gì bạn có trước mặt. Giảm bớt những ham muốn không cần thiết, duy trì cuộc sống đơn giản và tinh thần dồi dào là nền tảng hạnh phúc của chúng ta.

Trí tuệ hàng đầu của một người: Không để mình quá amp;#34;noamp;#34; - 4

Mọi thứ trên đời đều có giới hạn của nó, nếu đi quá xa sẽ gây ra tai họa. Đây là triết lý sống đơn giản và chân thực nhất.

Trong cuộc sống, hãy tỉnh thức, sống và trưởng thành với thái độ chừng mực, hạnh phúc sẽ luôn ở bên bạn. Chỉ bằng cách không quá "no", bạn mới có thể mở ra cuộc sống ngày càng tốt hơn. 

Ở tuổi trung niên, khôn ngoan là biết đừng quá hào phóng với 3 điều này
Không có gì quan trọng hơn việc sống thật tốt cuộc đời của chính mình. Hãy bỏ đi sự quá hào phóng và yêu thương bản thân cũng như gia đình mình thật...

Bài học cuộc sống

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài học cuộc sống