Bố mẹ đổ xô cho con học cảm thụ âm nhạc, nhiều người thắc mắc sao phải tốn tiền học nghe nhạc?

Ngày 30/11/2023 09:30 AM (GMT+7)

Cảm thụ âm nhạc là bộ môn giúp trẻ khai phá sức sáng tạo và nhiều tiềm năng trong tương lai.

Từ trước đến nay, âm nhạc thường được xếp vào phạm trù giải trí. Người ta nghe nhạc để trợ hứng niềm vui, xoa dịu nỗi buồn, bộc bạch nỗi lòng,... Nghe nhạc tự nhiên như hơi thở. Thế nên khi nghe đến các lớp học cảm thụ âm nhạc, nhiều người không khỏi cảm thấy ngạc nhiên. Vậy cảm thụ âm nhạc là gì và vì sao nhiều bố mẹ cho con học bộ môn này trong giai đoạn đầu đời.

Nhiều phụ huynh tìm kiếm lớp dạy cảm thụ âm nhạc cho trẻ, thậm chí không ngần ngại chi tiền thuê gia sư.

Nhiều phụ huynh tìm kiếm lớp dạy cảm thụ âm nhạc cho trẻ, thậm chí không ngần ngại chi tiền thuê gia sư.

Tuy còn khá mới lạ ở Việt Nam nhưng cảm thụ âm nhạc đã được hình thành và phát triển từ năm 1946 đến nay, dành cho mọi lứa tuổi và đặc biệt được nhiều phụ huynh cho con theo học. Trẻ có thể bắt đầu học cảm thụ âm nhạc từ 0 - 6 tuổi

Tìm hiểu các lớp học cảm thụ âm nhạc

Nếu học đàn cung cấp kỹ năng sử dụng nhạc cụ, học hát giúp mở mang kiến thức thanh nhạc thì cảm thụ âm nhạc là môn học giúp con ứng dụng âm nhạc vào việc khám phá và tìm hiểu cuộc sống. Quá trình học giúp nâng cao thẩm mỹ âm nhạc, để mỗi cá nhân có khả năng bộc lộ cảm xúc cũng như nêu nhận định thông qua âm nhạc.

Tuỳ vào độ tuổi, các lớp học cảm thụ âm nhạc sẽ có những giáo trình khác nhau. Thông thường, trẻ sẽ được tham gia vào các trò chơi, vận động, hoạt động sáng tạo, chia sẻ cảm xúc,... để tiếp cận với âm nhạc. Ngoài ra, trẻ cũng có cơ hội làm quen với các loại nhạc cụ khác nhau. Các lớp học giúp khơi gợi niềm hứng thú, dần dẫn đến niềm yêu thích và say mê với âm nhạc.

Đến với lớp cảm thụ âm nhạc, con sẽ được làm quen với âm nhạc bằng đa giác quan, học cảm nhận tiết tấu, giai điệu.

Đến với lớp cảm thụ âm nhạc, con sẽ được làm quen với âm nhạc bằng đa giác quan, học cảm nhận tiết tấu, giai điệu.

Con được học nhạc cụ, chuyển động theo âm nhạc.

Con được học nhạc cụ, chuyển động theo âm nhạc.

Lợi ích của việc học cảm thụ âm nhạc

Âm nhạc có nhiều lợi ích đối với sự phát triển não bộ. Con sẽ được kích thích tối đa sự sáng tạo, gia tăng khả năng sử dụng ngôn ngữ, bộc lộ cảm xúc và khả năng kết nối. Bên cạnh đó, các vận động kết hợp với âm nhạc cũng giúp nâng cao khả năng vận động, sự nhanh nhạy và khéo léo. 

Cảm thụ âm nhạc mang đến nhiều lợi ích giúp trẻ phát triển toàn diện.

Cảm thụ âm nhạc mang đến nhiều lợi ích giúp trẻ phát triển toàn diện.

Cảm thụ âm nhạc không dừng lại ở một môn học, mà còn là quá trình và tạo môi trường để trẻ phát triển tư duy âm nhạc. Con có thể áp dụng cảm thụ âm nhạc này vào đời sống thực tế, học nhạc cụ dễ dàng hơn, sáng tác hoặc phát triển năng khiếu âm nhạc. Những công việc liên quan đến âm nhạc như nhạc sĩ, ca sĩ, producer (sản xuất âm nhạc),... đều cần nền tảng cảm thụ âm nhạc vững vàng.

Chi phí học cảm thụ âm nhạc

Ngày nay, rất nhiều trường mầm non có tiết học cảm thụ âm nhạc. Ngoài ra các trường dạy nhạc cũng có các khoá học riêng dành cho trẻ theo từng độ tuổi, học phí dao động từ 1.200.000 - 3.000.000 đồng. Các lớp nâng cao và chuyên sâu hơn sẽ có học phí cao hơn, tuỳ thuộc vào nhu cầu của phụ huynh và học sinh.

Các lớp học cảm thụ âm nhạc trở nên phổ biến, có mức học phí phải chăng.

Các lớp học cảm thụ âm nhạc trở nên phổ biến, có mức học phí phải chăng. 

Cảm thụ âm nhạc không phải là một bộ môn xa xỉ, mà thực tế rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Các lớp học cảm thụ âm nhạc cũng mang tính ứng dụng cao, là tiền đề để con học tập các bộ môn năng khiếu khác, phát triển tư duy và thẩm mỹ quan âm nhạc. 

Chi chục triệu cho con học đàn piano từ bé chỉ để có thêm tài lẻ liệu có uổng phí?
Ngày nay, ngoài môn văn hoá, nhiều gia đình lựa chọn cho con học môn năng khiếu để bồi dưỡng tính cách và sở thích.

Giáo dục

Theo Mimi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đồng hành cùng con