Ngành học dễ xin việc nhưng ít người lựa chọn, lương tới 50 triệu đồng/tháng, "khát" nhân lực trong những năm tới

H.A - Ngày 11/11/2024 06:06 AM (GMT+7)

Với nhu cầu ngày càng cao về sự an toàn và chất lượng trong thực phẩm, ngành Công nghệ thực phẩm đang dần mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Báo cáo về nhu cầu nhân lực dự tính đến năm 2030 cũng chỉ ra, đây là 1 trong 9 nhóm ngành cần bổ sung nhân lực cho sự phát triển mạnh mẽ của quốc gia. 

Ngành học ít người lựa chọn nhưng vô cùng triển vọng

Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng về tiêu thụ thực phẩm, chiếm tỷ lệ cao nhất (35%) trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng, đạt 15% GDP và có xu hướng tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Đặc biệt, Việt Nam sở hữu thế mạnh về nguồn nguyên liệu với các nhóm hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, rau quả cùng nhiều chính sách ưu đãi và môi trường kinh doanh thuận lợi. Điều này đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với hoạt động đầu tư trong và ngoài nước ở lĩnh vực Công nghệ thực phẩm.

Công nghệ thực phẩm đang trở thành ngành học đón đầu xu thế, có thể ứng dụng đa dạng vào cuộc sống hàng ngày. Ngành học này nghiên cứu các loại thực phẩm, bảo quản và chế biến nông sản. Đây là ngành có tính ứng dụng cao trong lĩnh vực ăn uống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay mọi vấn đề liên quan đến công nghệ thực phẩm nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng, phục vụ an toàn cho nhu cầu ăn uống của con người.

Ngành học dễ xin việc nhưng ít người lựa chọn, lương tới 50 triệu đồng/tháng, amp;#34;khátamp;#34; nhân lực trong những năm tới - 1

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, Công nghệ thực phẩm được xem là ngành học xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015 - 2025. Báo cáo về nhu cầu nhân lực dự tính đến năm 2030 cũng chỉ ra, ngành Công nghệ thực phẩm là 1 trong 9 nhóm ngành cần bổ sung nhân lực cho sự phát triển mạnh mẽ của quốc gia. 

Chỉ riêng tại TP.HCM, giai đoạn 2015 - 2020 và cho đến năm 2025, mỗi năm cần bổ sung khoảng 10.800 nhân lực tay nghề cao, đáp ứng lĩnh vực Chế biến tinh lương thực - thực phẩm... Vì thế, việc đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao cho ngành Công nghệ thực phẩm vẫn được xem là bài toán khó cho các công ty, nhà máy, viện nghiên cứu, trường học,... thuộc lĩnh vực này.

Với nhu cầu nhân lực cao, các doanh nghiệp sẵn sàng chi trả mức lương hấp dẫn cho những ai theo đuổi công việc ngành Công nghệ thực phẩm. Tham khảo trên VietnamSalary, mức lương khởi điểm trung bình cho các sinh viên mới tốt nghiệp trong lĩnh vực này dao động từ 10 - 15 triệu đồng mỗi tháng. Đây được xem là mức lương khá hấp dẫn so với nhiều ngành khác, thể hiện giá trị của kiến thức và kỹ năng mà người học Công nghệ thực phẩm mang lại cho thị trường lao động.

Cơ hội việc làm hấp dẫn cùng mức lương hậu hĩnh

Dựa trên sự phát triển kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, mức lương của các chuyên gia Công nghệ thực phẩm có thể đạt từ 15 - 25 triệu đồng với mức kinh nghiệm từ 2 - 5 năm, khoảng 25 - 40 triệu với 5 - 10 năm kinh nghiệm và hơn 10 năm kinh nghiệm hoàn toàn có thể đạt mức thu nhập trên 50 triệu đồng mỗi tháng (các con số này có thể thay đổi tùy theo địa điểm, quy mô doanh nghiệp và vị trí công việc cụ thể).

Ngành học dễ xin việc nhưng ít người lựa chọn, lương tới 50 triệu đồng/tháng, amp;#34;khátamp;#34; nhân lực trong những năm tới - 2

Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội việc làm hấp dẫn tại các vị trí như: Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương; giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, các viện hay trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực Công nghệ thực phẩm; trở thành chuyên viên kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trung tâm, phòng, sở… trực thuộc Bộ Y tế; chuyên viên phòng quản lý chất lượng, giám sát, kiểm tra chất lượng; tổ trưởng, quản lý và chỉ đạo sản xuất… trong các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, người học còn có thể tự mình làm chủ các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh và chế biến thực phẩm.

Khi theo đuổi ngành học này, các bạn trẻ cần trang bị cho mình kiến thức nền tảng tốt và chuyên sâu về lĩnh vực hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu thị trường thực phẩm. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần xây dựng các kỹ năng mềm như: Kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin; kỹ năng phân tích chất lượng; kỹ năng tính toán các thông số công nghệ để lựa chọn máy móc, đồ dụng phù hợp cho quá trình sản xuất thực phẩm,...

Ở Việt Nam hiện nay có khá nhiều trường đại học lớn đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, bao gồm: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Đại học Bách khoa TP.HCM, Đại học Mở TP.HCM, Đại học Nông Lâm TP.HCM…

Năm 2024, mức điểm đầu vào tại các trường này được đánh giá khá dễ thở giúp thí sinh gia tăng cơ hội trúng tuyển.

Ngành học dễ xin việc nhưng ít người lựa chọn, lương tới 50 triệu đồng/tháng, amp;#34;khátamp;#34; nhân lực trong những năm tới - 3

Tại khu vực phía Bắc, theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024, tại trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm và Chế biến là 19,00 điểm; tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có mức điểm trúng tuyển nhỉnh hơn là 22,65 điểm. 

Còn tại khu vực phía Nam, trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM có mức điểm chuẩn là 23,00 điểm; trường Đại học Mở TP.HCM mức điểm trúng tuyển là 18,00 điểm và 22,5 điểm là điểm chuẩn của trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.

Khám phá trường đại học tỉnh vừa lọt TOP châu Á, đầu tư gần chục tỷ cho NCKH, có ngành học miễn phí
Với những nỗ lực trong công tác đào tạo, không ngừng đổi mới và cập nhật xu hướng của thế giới, trường đại học ở xứ Nghệ đã được tổ chức quốc tế ghi...

Trường học HOT

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ngành học hot