VN xếp thứ 12 toàn cầu về giáo dục: 'Chưa phản ánh được gì'

Ngày 14/05/2015 16:16 PM (GMT+7)

Thông tin về bảng xếp hạng Việt Nam đứng thứ 12/76 quốc gia về chất lượng giáo dục Toán và Khoa học, vượt qua cả Mỹ, Úc khiến không ít người hoài nghi.

Theo tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) vừa công bố, Việt Nam đứng thứ 12 trong bảng xếp hạng toàn cầu về chất lượng giáo dục Toán và Khoa học.

Như vậy, Việt Nam đứng sau các quốc gia châu Á như Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan - đây cũng là các nước thuộc top 5 của bảng xếp hạng.

Thế nhưng, điều đáng nói là vị trí thứ 12 của Việt Nam lại bỏ xa các quốc gia lâu nay được đánh giá cao về chất lượng giáo dục như Mỹ, Úc, Anh, Thụy Điển... Đây là một vinh dự lớn cho Việt Nam bởi thi đấu trên trường quốc tế, thành tích của học sinh nước nhà không thua kém so với các quốc gia lớn mạnh về giáo dục.

Tuy nhiên, kết quả này khiến không ít thành viên mạng bất ngờ và thậm chí không tin tưởng các tiêu chí đánh giá của OECD.

VN xếp thứ 12 toàn cầu về giáo dục: #039;Chưa phản ánh được gì#039; - 1

Top 12 quốc gia trong bảng xếp hạng chất lượng giáo dục toàn cầu về toán và khoa học.

Chia sẻ về kết quả này, một du học sinh tại Nga cho biết: "Em không rõ tiêu chí đánh giá thế nào nhưng em không hề bất ngờ về kết quả này, không chỉ xếp thứ 12 mà VN còn có thể xếp thứ 1, thứ 2 thế giới về toán học và khoa học. Vì chúng ta học quá nhiều, khối lượng kiến thức quá tải dành cho một học sinh.

Các nước Anh, Mỹ... họ không cần bắt học sinh nhồi nhét hết 1 lượng thông tin khổng lồ về toán, khoa học trong suốt 12 năm, lên đại học lại tiếp tục ngồi nghiên cứu như chúng ta.

Học sinh việt nam chỉ có học để đi thi, để lấy thành tích, để bố mẹ vừa lòng. Trong khi các nước phương Tây họ trải đều kiến thức rất khoa học. Họ không học hết công thức khoa học này, công thức toán học nọ như chúng ta để khi ra trường lại không được vận dụng như chúng ta.

Vượt mặt Anh, Mỹ... về toán và khoa học không có nghĩa là chúng ta thông minh hơn nọ. Học sinh VN chỉ biết học, không có thời gian rèn luyện kỹ năng mềm nên cách sống, cách ứng xử cũng thua kém hẳn các bạn nc ngoài. Chúng ta có quá nhiều những người có bằng cấp mà không có tác dụng. Chúng ta học rất nhiều mà chỉ là kiến thức sách vở, không hề áp dụng thực tế.

Trong khi các nước tiến bộ đang dần bỏ bớt toán, khoa học ra khỏi chương trình học như Phần Lan, thì VN lại nhồi thêm kiến thức cho học sinh. Chúng ta học để đi thi, lấy thành tích nên bảng xếp hạng này không có gì đáng tự hào cả. Một người tài trong xã bội bây giờ phải được đào tạo đầy đủ kỹ năng chứ không phải chỉ cần nhồi nhé kiến thứcc khoa học khô khan như chúng ta".

Còn theo TS Vũ Thu Hương (giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, trường ĐH Sư phạm Hà Nội): "Trước hết, tôi xin không bàn đến kết quả môn Toán vì đây không phải là lĩnh vực mà tôi nghiên cứu.

Về môn Khoa học, tôi nghĩ kết quả này chưa phản ánh được gì cả. Trong giáo dục có 3 mục tiêu chính: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Về bộ môn Khoa học, tôi biết rõ ràng là các kĩ năng của học sinh Việt Nam là vô cùng kém. Ngay như các kiến thức về Địa lý, về Sinh vật cũng kém vô cùng. Khái niệm mùa, thời tiết, khí hậu, động đất… Số lượng các em học sinh nhớ được sau khi tốt nghiệp phổ thông là vô cùng thấp. Vì thế, tôi không đánh giá cao kết quả này.

VN xếp thứ 12 toàn cầu về giáo dục: #039;Chưa phản ánh được gì#039; - 2

Việt Nam đứng thứ 12 trong bảng xếp hạng khiến nhiều người hoài nghi.

Giáo dục có hiệu quả hay không phải nói đến sản phẩm chính là các em học sinh Việt Nam. Nếu nói các em giỏi bộ môn Khoa học thì phải xem xét các em có hiểu biết và vận dụng tốt các kiến thức đó vào trong cuộc sống. Vì thế, tôi không quan tâm đến việc chúng ta có xứng đáng với kết quả đó không bởi vì nó chẳng thể hiện được điều gì".

Bày tỏ về thái độ hoài nghi của người Việt đối với kết quả bảng xếp hạng, tiến sĩ Hương cho rằng: "Đã từ lâu, người Việt Nam có thói quen hoài nghi hết mọi việc. Vì vậy, việc ngạc nhiên là thái độ cũng bình thường thôi. Tuy nhiên, chúng ta nên xem xét kĩ lưỡng các tiêu chí do OECD đánh giá trước khi cười nhạo vì thái độ đó chưa bao giờ tích cực.

Tôi nghĩ rằng một nghiên cứu giáo dục cần có phạm vi nghiên cứu rõ ràng. Tôi chưa rõ là nghiên cứu này dành cho lứa học sinh nào, phân tích về kĩ năng, thái độ hay kiến thức? họ dựa trên tiêu chí nào để đánh giá?…. Vì thế, tôi nghĩ chúng ta nên đọc kĩ nghiên cứu của họ".

Vị tiến sĩ này cũng phản đối việc nhiều thành viên mạng "mỉa mai": "Sắp có lượng lớn du học sinh từ Mỹ, Úc và các nước khác sang Việt Nam" hay "Việt Nam cần gì phải đi du học".... Theo bà, phong trào du học ở Việt Nam phổ biến là bậc đại học và sau đại học nhưng kết quả này lại đánh giá ở bậc phổ thông.  Vì thế, chúng không liên quan gì đến nhau.

Tào Nga
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thời sự