Việc trẻ bị sốt là trường hợp phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Cha mẹ cần phải lưu ý những điều nên và không nên làm để con mình được an toàn và nhanh khỏi nhất.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. |
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.. |
Nguyên nhân gây sốt ở trẻ
- Do nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ hay sốt, một số bệnh thông thường gây sốt là viêm họng, viêm tai, sốt phát ban, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng huyết, viêm màng não...
- Tiêm chủng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau khi tiêm chủng xong thì thỉnh thoảng bị sốt nhẹ.
- Mặc nhiều quần áo: Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất dễ bị sốt nếu ở trong môi trường nóng hoặc bị ủ quá kín bởi cha mẹ. Vì với trẻ nhỏ việc điều tiết thân nhiệt cơ thể chưa thể tự điều tiết được.
- Trẻ mọc răng cũng là trường hợp phổ biến hay gặp, làm tăng thân nhiệt nhưng chỉ ở mức nhẹ.
Những điều không nên làm khi trẻ bị sốt
1. Chườm lạnh, dán miếng hạ sốt
- Nếu trẻ bị sốt mà bố mẹ không muốn con cho uống hạ sốt thì cũng không nên dùng các biện pháp vật lý mà nhiều người vẫn hay áp dụng như chườm lạnh, bôi dầu, dán miếng hạ sốt… Phương pháp này có thể giúp trẻ hạ sốt 1 giờ đầu nhanh hơn, nhưng sau trẻ sẽ sốt quay trở lại. Bôi dầu hay dùng miếng dán còn làm hại làn da của trẻ.
- Nếu sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi, thì khi chườm lạnh sẽ làm bệnh càng trở nên trầm trọng khiến trẻ dễ nhiễm lạnh và viêm phổi.
2. Uống thuốc hạ sốt sớm
Bậc cha mẹ cũng lưu ý rằng không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ của trẻ vẫn dưới 38,5 độ.
Khi trẻ đang sốt nhẹ ở mức 37,5-38,5 độ cha mẹ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hơn hoặc bú mẹ nhiều hơn.
3. Không ủ ấm bé bằng chăn hoặc quần áo dày cho dù bé có lạnh run
Vì như thế sẽ làm tăng nhiệt độ, càng khiến cho trẻ khó chịu khi bị sốt. Nên cởi bớt chăn mền, quần áo, cho trẻ mặc những bộ quần áo thoáng rộng để giải bớt nhiệt độ của cơ thể.
4. Tránh sử dụng thuốc động kinh
Có rất nhiều trường hợp khi thấy trẻ sốt cao bị co giật là bố mẹ đã cho con uống thuốc hạ sốt khi mới 38 độ hoặc xin bác sĩ kê đơn thuốc động kinh, thuốc an thần để không gây hại hay ảnh hưởng đến não của trẻ.
Qua quá trình theo dõi lâu dài cho thấy việc này không ảnh hưởng đến não của trẻ. Do đó bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ uống thuốc động kinh.
5. Cha mẹ tự chia liều nhét hậu môn
Paracetamol hấp thu nhiều qua trực tràng, vì thế mà phương pháp nhét hậu môn có nhược điểm là hấp thu thất thường, nếu trong trực tràng có phân sẽ có ít tác dụng.
Lưu ý quan trọng là với liều lượng nhét thuốc hạ sốt qua đường hậu môn là liều cố định, không được tùy ý bẻ hay nhét 2-3 viên vào cùng một lúc.
Hiện các viên đặt có liều lượng khác nhau, tùy vào trọng lượng cơ thể của trẻ mà bác sĩ sẽ kê sao cho phù hợp.
Cha mẹ không nên coi việc dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn là giải pháp thường xuyên để hạ sốt cho trẻ. Mỗi ngày không nên dùng thuốc quá 2 lần và nên xen kẽ giữa các lần dùng thuốc uống và thuốc đặt để đảm bảo việc hạ sốt cho trẻ.
Thuốc hạ sốt đặt hậu môn chỉ nên dùng khi trẻ không thể uống được thuốc, trẻ nôn ói nhiều, đang co giật hoặc trẻ đang ngủ mà không muốn đánh thức trẻ dậy.
6. Tránh vắt chanh
Khi trẻ đang bị sốt cha mẹ tránh vắt chanh, đổ thuốc vào miệng bé khi đang co giật, sẽ rất dễ gây ngạt thở.
7. Tuân thủ chỉ định
Đặc biệt mẹ không được tự truyền dịch cho bé mà không có chỉ định của bác sỹ.
Khi trẻ bị sốt cha mẹ nên xử lý như nào cho đúng cách
- Cho trẻ uống nhiều nước, nằm nghỉ ngơi ở những nơi có không gian thông thoáng
Bị sốt dễ dẫn đến tình trạng mất nước, hãy cho con nạp nhiều chất lỏng và vitamin C như các loại nước trái cây, súp, cháo, nước lọc, trà thảo dược, sữa…
- Lau người, vệ sinh cho trẻ bằng nước ấm
Mẹ cần cởi hết quần áo trẻ, dùng 5 khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, vắt hơi ráo rồi đặt 2 bên nách và 2 bên háng trẻ, chiếc còn lại nhúng nước ấm và lau khắp người cho trẻ. Nước sẽ bốc hơi làm giãn mạch máu giúp làm mát cơ thể.
- Cởi bớt quần áo của trẻ, cho trẻ mặc những bộ đồ thoáng rộng
Trẻ sốt nhưng vẫn vẫn vui chơi, ăn tốt, uống đủ nước thì không cần cho bé dùng thuốc. Vì trường hợp này trẻ mới đang bị nhẹ chỉ cần cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể tỏa bớt nhiệt.
- Bổ sung canxi
Canxi có thể hỗ trợ làm giảm thời gian trẻ đang bị bệnh. Cha mẹ hãy bổ sung canxi cho bé qua khẩu phần ăn bằng việc cho bé ăn những món ăn có nguyên liệu từ cá, rau có màu xanh đậm, yến mạch...
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ
Nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt trên 39 độ C. Liều dùng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn phụ thuộc vào cân nặng và độ tuổi. Để an toàn bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé uống bất kỳ một loại thuốc nào.
Lưu ý khi đo nhiệt độ cho bé
- Bao lâu kiểm tra thân nhiệt của bé một lần?
Điều này phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bé hiện tại đang diễn biến như nào.. Thông thường không cần phải liên tục lấy nhiệt độ của bé. Mẹ hãy làm điều này khi thấy bé có vẻ mệt hơn.
- Loại nhiệt kế nào là tốt nhất
Hiện tại nhiệt kế điện tử là tốt nhất. Mẹ có thể đặt nó ở miệng, hậu môn hoặc nách đều có thể kiểm tra được.
Đối với trẻ nhỏ thì nhiệt độ hậu môn là chính xác nhất. Nếu con của mẹ từ 4 tuổi trở lên có thể đặt nhiệt kế ở miệng. Nhiệt độ ở nách thì ít chính xác hơn nhưng cách làm dễ hơn. Cộng thêm 1°C khi đo ở nách để có chỉ số chính xác.
- Cách đo nhiệt độ như nào là chính xác
Cơ chế điều hòa thân nhiệt của trẻ đang phát triển nên nên nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh thường thấp hơn so với người lớn. Tại những vị trí khác nhau thì nhiệt độ cơ thể cũng sẽ có sự khác nhau.
Vị trí đo |
Nhiệt độ cơ thể bình thường |
Nách |
34,7 – 37,3 độ C |
Hậu môn |
36,6 – 38 độ C |
Tai |
35,8 – 38 độ C |
Miệng |
35,5 – 37,5 độ C |
Bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng bị sốt và thông thường chúng sẽ tự hết. Vì thế bạn hãy giữ bình tĩnh để xử lý đúng cách, tránh việc gây áp lực cho bản thân khi thấy con mình bị bệnh sẽ không giúp cho bé nhanh khỏi và đôi khi còn tồi tệ hơn.
Lưu ý chăm sóc khi trẻ bị sốt
Một số trường hợp cần cho dùng thuốc hạ sốt sớm hơn khi nhiệt độ chưa đến 39 độ C đó là:
- Trẻ mắc bệnh tim mạch và hô hấp để làm giảm nguy cơ suy tim cho trẻ.
- Trẻ có tiền sử sốt cao co giật để đề phòng co giật.
Trong quá trình chăm sóc, điều trị sốt, phụ huynh cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên cho trẻ, theo dõi nhiệt độ 1 - 4 giờ 1 lần tùy thuộc vào tình trạng của trẻ. Thông thường phải theo dõi nhiệt độ 30 phút sau khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt cho trẻ, khi nhiệt độ bắt đầu giảm theo dõi 1 giờ 1 lần đến khi nhiệt độ giảm xuống dưới 38 độ C.