Haute couture, Christian Dior, những cái tên không xa lạ với những người phụ nữ sành điệu và yêu thời trang, nhưng không phải là thứ mà bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể với tay tới.
Haute couture, Christian Dior, những cái tên không xa lạ với những người phụ nữ sành điệu và yêu thời trang, nhưng không phải là thứ mà bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể với tay tới. Bạn đã biết gì về nó, về Haute couture và Christian Dior?
Khái niệm Haute couture
May đo cao cấp (tiếng Pháp: Haute couture) là việc thực hiện những trang phục thời trang được đặt may riêng do cho các hãng nổi tiếng thực hiện. Nó được xem như thứ hang xa xỉ bậc nhất, một số váy áo Haute couture do các nhà mẫu như Chanel, Christian Dior... may đo riêng cho khách hàng có thể lên tới 100.000 euro. Hiện nay Haute couture chủ yếu vẫn chỉ ở Paris và được luật pháp bảo vệ. Khách hàng của Haute couture đếm được chỉ khoảng vài ngàn người trên Thế giới.
Christian Dior - "hiện thân của thời trang cao cấp"
Nhắc tới Haute couture, chúng ta không thể quên nhà thời trang Christian Dior. Dior là niềm tự hào của người Pháp, bởi lẽ họ đã vực nền thời trang Paris giành vị trí số một Thế giới sau sự tàn phá của chiến tranh Thế giới thứ hai. Tuy không phải là cha đẻ của Haute couture, nhưng trong vai trò là hậu sinh, những học trò giỏi giang, Dior quyết định ly khai để xây dựng cơ chế riêng, thoát khỏi cái bóng của tiền bối.
Không quá cầu kỳ trong kiểu dáng nhưng sự sang trọng là điều không thể bỏ qua của Dior
Một số mẫu của Dior mang tính ứng dụng cao
Không phải bất cứ một nhà thiết kế nào cũng có thể tự xưng “couturier”. Để có tư cách làm ra Haute couture, Dior phải chấp nhận tất cả những điều kiện được xác nhận bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Paris (Chambre de commerce et d'industrie de Paris):
- Thiết kế theo đơn đặt hàng chuyên biệt
- Có xưởng may tại Paris, ít nhất gồm 15 nhà thiết kế, có ít nhất 20 thợ, có hợp đồng thường niên với ít nhất 3 người mẫu chuyên nghiệp
- Mỗi mùa phải giới thiệu ít nhất 1 bộ sưu tập, gồm 35 mẫu công khai với báo chí Paris.
- Mỗi năm có ít nhất 45 lần thiết kế cho khách không công khai.
Năm 1945, danh sách những nhà thời trang Haute couture tại Paris là 1100, sau khi những tiêu chí trên được đưa ra, con số giảm đi rất nhiều còn 106 năm 1946. Đến năm 2012, chỉ còn 12 thành viên chính thức. Dior chính là một trong số không nhiều những nhà thời trang sản xuất Haute couture tồn tại khi đó, hơn nữa còn rất đình đám và quen thuộc với làng thời trang Việt Nam.
Những mẫu váy suông dáng phồng sang trọng
Một vài mẫu thiết thế ứng dụng cao của Dior
"Dior luôn yêu sự chuyển động uyển chuyển của nếp vải"
Điều gì làm nên tên tuổi cho Haute couture của Dior? Đằng sau mỗi chiếc váy xa xỉ của Dior là cả một quá trình công phu, mỗi chiếc váy là một tác phẩm thủ công tinh xảo và còn hơn thế nữa. Mỗi chiếc váy cần đến 20-30 người thợ thủ công lành nghề và họ mất khoảng 100-150 giờ đồng hồ để làm nên một bộ đồ Haute couture mặc ban ngày, và bỏ ra công sức gấp 10 lần như thế để thiết kế những chiếc đầm dạ hội. Họ cũng rất tỉ mỉ khi chọn chất liệu, Dior tin dùng chất liệu da mềm để chế tác, tạo nên nét điệu đà và kiêu sa. Bạn đặt may với Dior, liên hệ, gặp gỡ trực tiếp, trao đổi, may đo, chi ra một số tiền khổng lồ và chờ đợi, thế là bạn đã có một bộ trang phục quý phái có-một-không-hai trong tủ quần áo của mình!
Raf Simons, nhà thiết kế đến từ Antwerp, người thừa kế hiện tại của Dior, hãy cùng xem ông đã làm những gì để đưa đến làn gió mới cho Dior:
Năm 2013, Raf Simons cho ra mắt bộ sưu tập haute couture đầu tiên của mình tại Paris. Ông kết hợp quần âu với áo bar jacket, với váy dạ hội vai trần được cắt ngắn hoặc xẻ dọc thân. Vẫn là New Look của Dior, tuy đã được gỡ ra, trải sạch rồi ghép lại một cách khẽ khàng. Thông qua bộ sưu tập này, Raf Simons thể hiện một giấc mơ ấp ủ: đưa haute couture hội nhập toàn Thế giới. Ông đã nhìn thấy khách hàng tiềm năng của haute couture ở nhiều châu lục, chính vì vậy, bộ sưu tập lần này không chỉ xoay quanh những quý cô Paris mà còn mang dấu ấn của những nền văn hóa Âu, Á, Mỹ, Phi. Thậm chí, chúng ta có thể thấy ở đó, những chiếc măng tô đen lấy cảm hứng từ chiếc áo Kimono.
Hãy cùng ngắm một vài kiệt tác trong bộ sưu tập haute couture của Raf Simons:
Thiết kế cho BST Haute Couture DIOR Xuân 2013 của Raf Simons.
Raf Simons thiết kế sàn diễn triệu bông hoa để chào đón đứa con tinh thần đầu tiên của mình với Christian Dior – BST Haute Couture Thu/Đông 2012 – 2013.