Đảm bảo các nguồn thực phẩm giàu sắt cho bé sẽ giúp trẻ có chế độ ăn uống, dinh dưỡng cân bằng, bổ máu và tốt cho sức khỏe, sự phát triển của bé sau này. Những loại thực phẩm có nhiều sắt cho bé cần phải kể đến là thịt bò, hạnh nhân, ngũ cốc, rau xanh...
Sắt là một khoáng chất được tìm thấy trong thực vật,động vật và tất cả các sinh vật sống. Đây là một thành phần quan trọng của hemoglobin, một phần của các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến cơ thể. Sắt mang lại cho huyết sắc tố sức mạnh để "mang" (liên kết) oxy trong máu, do đó oxy sẽ đến nơi cần đến.
Thực phẩm giàu sắt cho bé
Ngay từ khi sinh ra, trừ khi bé sinh non hoặc đã bị thiếu máu, bé thường sẽ nhận được tất cả các chất sắt cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa bột bổ sung sắt. Tuy nhiên, khi bé được 4 đến 6 tháng tuổi, bé có thể sẽ bắt đầu cần thêm một lượng sắt, thường xuất hiện dưới dạng ngũ cốc dành cho trẻ em được bổ sung sắt.
Sau này, hãy chắc chắn chọn từ nhiều loại thực phẩm tốt cho trẻ em giàu chất sắt, mà mẹ thường có thể tìm thấy bằng cách so sánh nhãn thực phẩm và chọn thực phẩm có hàm lượng sắt cao. Hoặc chọn thực phẩm giàu chất sắt phù hợp với lứa tuổi khi tự làm thức ăn cho bé để đảm bảo bé có đủ chất sắt.
Sắt có trong 2 nhóm thực phẩm là nhóm thực phẩm không có màu đỏ và nhóm thực phẩm có màu đỏ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì thực phẩm giàu sắt cho bé có nhiều trong nhóm thực phẩm màu đỏ như hải sản, gia cầm, thịt, lòng đỏ trứng gà và được hấp thụ hiệu quả hơn nhiều so với nhóm thực phẩm không có màu đỏ xuất hiện trong đậu, ngũ cốc, rau xanh...
Thực phẩm nhiều sắt cho bé dạng có màu đỏ
Nhóm thực phẩm này chủ yếu là thịt động vật và hải sản là nhóm thực phẩm có rất nhiều sắt cho trẻ em, bà bầu. Đặc biệt, đây còn là nhóm giúp bổ sung hàm lượng sắt thiếu yếu cho cơ thể trong những bữa ăn hàng ngày. Nguồn thực phẩm giàu sắt cho bé dạng màu đỏ bao gồm:
- Thịt bò
- Thịt vịt
- Thịt cừu
Gan động vật và các loại thịt đỏ là thực phẩm nhiều sắt cho bé. (Ảnh minh họa)
- Cá hồi
- Cá mòi
- Cá ngừ
- Lòng đỏ trứng gà
- Cá hồi
- Cá thu
- Ức gà
- Hải sản: Tôm, hàu, cua, ngao, sò huyết
- Nội tạng động vật
Thực phẩm giàu sắt cho bé dạng không có màu đỏ
Nguồn sắt này có nhiều nhất trong các loại thực vật, rau xanh hoặc ngũ cốc chứa nhiều chất sắt, giúp cải thiện chất lượng máu và sản sinh ra đủ lượng máu để đi nuôi các cơ quan. Ngoài ra, nó còn chứa hàm lượng các chất xơ, folate, vitamin A,C,K rất tốt cho cơ thể. Dưới đây là những loại thực phẩm để chế biến thành các món thức ăn có nhiều sắt cho bé:
- Bông cải xanh
- Các loại đậu: Đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu hũ, đậu nành, đậu gà...
- Rau bina
- Chuối
- Khoai tây
- Bí ngô
- Củ cải đỏ
- Các loại hạt: hạt điều, hạnh nhân, hạt dẻ, đậu phộng
Thực phẩm bổ sung sắt cho bé không có màu đỏ. (Ảnh minh họa)
- Cải bó xôi
- Cà chua
- Ngũ cốc
- Dưa hấu
- Quả táo
- Quả lựu
- Yến mạch
- Quả cherry
- Quả chà là
- Trái cây sấy khô
Trẻ em cần bổ sung bao nhiêu sắt mỗi ngày?
Tùy theo độ tuổi mà việc bổ sung sắt cho trẻ em cũng khác nhau:
- Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có xu hướng nhận đủ chất sắt từ mẹ cho đến 4 tháng 6 tháng tuổi. Trong khoảng thời gian này, các loại thực phẩm phong phú như ngũ cốc tăng cường và thịt xay nhuyễn nên thường được bổ sung cho mẹ trong chế độ ăn hàng ngày.
-Trẻ bú sữa mẹ không nhận đủ chất sắt nên được cho uống thuốc nhỏ theo chỉ định của bác sĩ. Bé được bổ sung công thức tăng cường chất sắt không cần thêm chất sắt.
- Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: cần 11 miligam sắt mỗi ngày.
- Trẻ mới biết đi từ 1 tuổi 3 tuổi: cần 7 miligam sắt mỗi ngày.
- Trẻ từ 4 - 8 tuổi: cần 10 miligam mỗi ngày
- Trẻ từ 9 -13 tuổi: cần 8 miligam mỗi ngày.
- Các cậu bé tuổi teen nên nhận 11 miligam sắt mỗi ngày và các cô bé tuổi teen nên nhận 15 miligam. (Tuổi vị thành niên là thời gian phát triển nhanh chóng và các cô gái tuổi teen cần thêm chất sắt để thay thế những gì họ mất hàng tháng khi họ bắt đầu hành kinh.)
- Vận động viên trẻ thường xuyên tham gia tập thể dục cường độ cao có xu hướng mất nhiều chất sắt hơn và có thể cần thêm chất sắt trong chế độ ăn uống của họ. Những người theo chế độ ăn chay cũng có thể cần thêm chất sắt.
Lưu ý khi bổ sung thực phẩm giàu sắt cho bé
- Các yếu tố nguy cơ thiếu sắt bao gồm trẻ mới biết đi và trẻ lớn uống quá nhiều sữa mỗi ngày và có chế độ ăn ít chất sắt,vitamin C.
- Vitamin C có thể giúp cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn, vì vậy, nên kết hợp thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm có nhiều vitamin C, bao gồm trái cây họ cam quýt, đặc biệt là nước cam.
- Cơ thể khó hấp thụ chất sắt có trong trái cây, rau và ngũ cốc hơn so với sắt heme có trong thực phẩm động vật, bao gồm thịt đỏ, thịt gia cầm và cá. Tuy nhiên, kết hợp thực phẩm động vật với thực phẩm thực vật làm tăng sự hấp thụ sắt từ thực vật.
- Mẹ cần phải lưu ý rằng các loại hạt có thể gây nguy hiểm nghẹt thở cho trẻ nhỏ và quá nhiều hải sản có thể khiến trẻ nhỏ bị thủy ngân, vì vậy hãy tuân theo các cảnh báo về cá và thủy ngân hiện nay khi cho trẻ ăn hải sản.
Nguồn tham khảo: "Iron Rich Foods For Kids", Healthy Little Foodies, Jul 18, 2020 "Iron Rich Foods for Children", Very Well Family, March 08, 2020 "Iron, Kids Health", October 2016 |