2% trẻ sơ sinh có đặc điểm này ở tai, mẹ nên chăm sóc kĩ

Ngày 05/05/2018 17:03 PM (GMT+7)

Rất hiếm trẻ sơ sinh sở hữu đặc điểm này ở tai. Vì vậy, ngay khi con chào đời mẹ cần kiểm tra ngay để có hướng chăm sóc kĩ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, lỗ nhỏ trên tai được gọi là preauricular sinus hay còn có tên gọi khác là rò luân nhĩ. Đây là 1 căn bệnh rất hiếm gặp, chỉ 2% dân số mắc phải nhưng khá nguy hiểm.

2% trẻ sơ sinh có đặc điểm này ở tai, mẹ nên chăm sóc kĩ - 1

Rò luân nhĩ là 1 dị tật bẩm sinh. (Ảnh minh họa)

Rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh, hình thành từ khi bé vẫn còn trong bụng mẹ. Dấu hiệu nhận biết là trước vành tai bé có lỗ nhỏ. Nó cũng có thể trông giống như vết sưng hoặc u nhỏ. Bệnh có thể được phát hiện thông qua việc khám xét, kiểm tra tại bệnh viện.

Rò luân nhĩ có cần điều trị không?

Theo các bác sĩ, bình thường lỗ nhỏ trên vành tai này không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng cho sức khỏe của bé. Vì vậy điều trị là không cần thiết. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ khám và kiểm tra kĩ càng cho bé để chắc chắn đó không phải là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng khác.

Trong một số trường hợp, lỗ nhỏ này có thể bị viêm nhiễm hoặc bị tắc và dẫn đến mủ. Khi này bác sĩ sẽ tiến hành điều trị và kê đơn thuốc cho bé. Nếu bé bị nặng thì có thể phải phẫu thuật.

Lỗ nhỏ trên vành tai có thể xuất hiện ở cả hai bên tai. Tuy nhiên, tai phải thường bị dị tật này nhiều hơn tai trái. Rò luân nhĩ có thể là do di truyền cũng có thể là do đột biến gen. Xác suất bệnh xảy ra ở bé trai và bé gái là bằng nhau.

Rò luân nhĩ có thể gây ra các biến chứng gì?

2% trẻ sơ sinh có đặc điểm này ở tai, mẹ nên chăm sóc kĩ - 2

Lỗ rò rất dễ bị nhiễm trùng khiến bé khó chịu. (Ảnh minh họa)

Rò luân nhĩ bình thường sẽ không gây trở ngại gì cho sức khỏe của bé. Bé có thể sống chung với dị tật này suốt đời. Tuy nhiên các lỗ rò này rất dễ bị nhiễm trùng. Nếu không được điều trị đúng cách, lỗ rò có thể bị sưng, tấy đỏ, tạo thành ổ áp xe ngay tại đó hoặc tràn ra khắp tai.

Mẹ có thể tham khảo các dấu hiệu lỗ rò bị nhiễm trùng như sau:

- Tai tấy đỏ.

- Bé mệt mỏi.

- Bé bị sốt.

- Tai sưng hoặc có mủ.

Khi rỗ rò bị nhiễm trùng thì bé cần được đưa đi khám bác sị để điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trong trường hợp nặng thì bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ.

Khi bé bị rò luân nhĩ, mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ vùng tai cho bé, tuyệt đối không bóp, nặn vì sẽ gây viêm nhiễm. Nếu lỗ rò có dấu hiệu bị viêm nhiễm thì mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.

Mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà vì có thể gây viêm nhiễm nhiều lần, xơ sẹo ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mĩ của bé sau này.

3 độ tuổi phát triển đặc biệt của trẻ, cha mẹ KHÔNG sử dụng đòn roi để dạy dỗ
Sự phát triển về tâm sinh lý của trẻ trong 3 độ tuổi này cực kì đặc biệt.
Lê Ánh (Dịch từ Theasianparent)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Người mẹ cần biết