Có 4 tư thế ngủ tưởng an toàn nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ sức khỏe của trẻ

Thi Thi - Ngày 22/10/2022 19:13 PM (GMT+7)

Tư thế ngủ không an toàn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Các bậc bố mẹ luôn cảm thấy thích thú với tư thế ngủ có thể nói là "muôn hình vạn trạng" của con, bé có thể thay đổi vài tư thế ngủ trong một đêm. Hầu hết phụ huynh đều mong rằng chỉ cần bé thích và ngủ ngon vào ban đêm thì không cần phải can thiệp quá nhiều. 

Mặc dù bé có thể ngủ ngon hơn với tư thế ngủ mà bé cảm thấy thoải mái nhưng một số tư thế lại tiềm ẩn những nguy ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe, nếu nhận thấy con thường xuyên ngủ theo tư thế này thì bố mẹ nên sửa càng sớm càng tốt.

Có 4 tư thế ngủ tưởng an toàn nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ sức khỏe của trẻ - 2

Những tư thế ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, bố mẹ nên lưu ý

Tư thế ngủ xoắn người

Một số trẻ dường như thích chơi trò nhào lộn vào ban đêm. Nhìn mặt thì cảm giác như trẻ đang ngủ nằm ngửa, nhưng bên trong chăn, phần thân của trẻ lại nằm nghiêng. Đối với một số trẻ, phần mặt nằm nghiêng và phần thân dưới nằm ngửa khi ngủ.

Chúng ta đều biết rằng xương của trẻ tương đối yếu, nếu trẻ ngủ với tư thế xoắn người lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương của bé, lâu ngày chân sẽ chịu nhiều áp lực hơn, khả năng co bóp của cơ bị hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình tập đi của bé. Đồng thời, tư thế ngủ này dễ làm cột sống bị tổn thương, cột sống cong và bị chấn thương cũng khiến chiều cao của trẻ giảm.

Ngoài ra, trẻ ngủ kiểu này rất không ngoan, dễ đạp chăn trong quá trình vặn chân, nếu không cẩn thận rất dễ lăn ra khỏi giường.

Tư thế ngủ không an toàn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Tư thế ngủ không an toàn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Ngủ nghiêng một bên quá lâu

Nói chung, nhiều trẻ chọn nằm nghiêng khi ngủ, nhưng trẻ lại chọn nằm nghiêng trái sau khi bú đêm. Mặc dù được khuyến cáo là ngủ nghiêng bên trái có thể chữa được chứng ợ nóng, đầy hơi và tốt cho trẻ.

Tuy nhiên, tư thế này cũng có mặt trái là gia tăng áp lực lên dạ dày và phổi, hạn chế lượng máu lưu thông làm cánh tay bị tê, gây hại cơ bắp và dây thần kinh. Ngoài ra, nằm nghiêng một bên cũng dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể lên cơ bắp ở vai và cổ, có thể gây khó thở ở trẻ.

Giải pháp khắc phục đơn giản là dùng một chiếc gối để lấp khoảng trống trên vai, giúp đầu và cổ được hỗ trợ ở vị trí trung lập. Nhưng mẹ lưu ý, hộp sọ của bé đang trong giai đoạn phát triển quan trọng sau 3 tháng, các mẹ nên chuẩn bị trước cho bé một chiếc gối kê đầu có tác dụng giảm áp lực lên đầu và tránh cho bé ngủ với tư thế nghiêng đầu và ảnh hưởng đến ngoại hình. 

Hơn nữa, quá trình trao đổi chất của bé diễn ra nhanh, bé rất dễ đổ mồ hôi trộm vào ban đêm, mẹ nên chọn chất liệu cao su silicon của gối có nhiều lỗ thông gió, có tác dụng hút nhiều mồ hôi, giúp bé tản nhiệt, ngủ ngon hơn. 

Trẻ nằm sấp ngủ

Nằm sấp trong thời gian dài sẽ không tốt cho cơ thể của trẻ, đầu tương đối gần với gối, trẻ sẽ có nguy cơ bị ngạt thở khi ngủ vào ban đêm, và áp lực lên dạ dày tương đối to khi ngủ cúi đầu dễ khó tiêu, có thể bị tiêu chảy, ăn quá no.

Nằm sấp khi ngủ trẻ có thể bị hụt hơi, đè ép tim, chảy nước dãi dẫn đến trẻ ngủ không ngon giấc và dễ thức giấc vào giữa đêm, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng của trẻ.

Ngoài ra, nằm sấp khi ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và gây ra các vấn đề về chức năng tiêu hóa của trẻ, sau này khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ kém đi, điều này cũng gây ra tình trạng chậm lớn.

Ngoài ra, việc thường xuyên nằm sấp cả đêm khi ngủ khiến cột sống của trẻ không thể nằm trên một đường thẳng. Việc này có thể khiến trẻ thức dậy với cảm giác đau nhức khắp cơ thể, phần cổ và cột sống cũng phải chịu áp lực lớn, cổ sẽ bị cong suốt đêm.

Nằm sấp khi ngủ trẻ có thể bị hụt hơi, đè ép tim, chảy nước dãi dẫn đến trẻ ngủ không ngon giấc.

Nằm sấp khi ngủ trẻ có thể bị hụt hơi, đè ép tim, chảy nước dãi dẫn đến trẻ ngủ không ngon giấc.

Tư thế ngủ cong người

Tư thế ngủ này phổ biến nhất vào mùa đông, đầu và chân của bé rất gần nhau, cơ thể giống như một "quả bóng". Tư thế ngủ này tạo cảm giác ấm áp và an toàn cho bé. Tuy nhiên, nếu ngủ lâu như vậy, khoang ngực sẽ bị chèn ép có thể khiến phổi kém phát triển, khi ngủ trẻ sẽ khó thở, vã mồ hôi, trong thời gian ngắn có thể bị ngạt thở.

Nghiên cứu cho thấy có 41% người trên thế giới thường nằm co người, ôm đầu gối giống như tư thế của thai nhi trong tử cung. 

Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo lưng và các khớp gối có thể bị ảnh hưởng khi thức dậy. Do áp lực khi nằm nghiêng cũng khiến da mặt có thêm nhiều nếp nhăn, ngực chảy xệ. Ngủ trong tư thế này lâu dài ảnh hưởng xấu tới cổ và cột sống, hạn chế việc thở bằng cơ hoành.

Các chuyên gia khuyến cáo trẻ ngủ với tư thế này mẹ hãy cố gắng để lưng con không bị cong quá nhiều và nên dùng một chiếc gối dày để lấp khoảng cách trên vai.

Có 4 tư thế ngủ tưởng an toàn nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ sức khỏe của trẻ - 5

Gợi ý những cách ngủ an toàn, thoải mái cho trẻ 

Ngoài việc điều chỉnh lại tư thế ngủ cho trẻ, bố mẹ nên lưu ý những điều sau nhằm giúp con có giấc ngủ ngoan và an toàn.

Có 4 tư thế ngủ tưởng an toàn nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ sức khỏe của trẻ - 6

Không trùm kín đầu trẻ

Nhiều phụ huynh lo lắng con không đủ ấm nên thường có thói quen kéo chăn lên cao sát mặt con, nhưng trong lúc ngủ trẻ có thể đổi tư thế, việc di chuyển có thể khiến chăn mền vô tình trùm qua đầu trẻ.

Khi trẻ vùi đầu trong chăn ngủ, lớp chăn dày sẽ cách ly trẻ với môi trường bên ngoài, không thể trao đổi không khí được. Khí oxy trong chăn ngày càng ít đi, còn khí CO2 ngày càng nhiều lên. Vì không được cung cấp đủ ôxy nên các cơ quan trong cơ thể không thể làm việc bình thường, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Thực tế, bố mẹ chỉ nên đắp chăn lên đến ngực của bé với hai cánh tay để lộ ra ngoài để tránh sự dịch chuyển của chăn lên đầu để ngăn ngừa nghẹt thở. Các chuyên gia cũng khuyên phụ huynh nên sử dụng túi ngủ trẻ em như một loại giường để giữ ấm cho bé mà không cần che đầu. 

Mẹ nên chú ý điều chỉnh tư thế ngủ an toàn cho con.

Mẹ nên chú ý điều chỉnh tư thế ngủ an toàn cho con.

Tránh chăn ga gối đệm 

Trẻ em thường có cấu tạo khung xương cũng như làn da chưa hoàn thiện. Vì vậy, việc lựa chọn chăn ga gối đệm cho bé là vô cùng quan trọng.

Nên sử dụng nệm cứng thay thế nệm quá mềm, nệm nước hoặc để bé nằm trên ghế sofa, các chuyên gia cũng khuyến cáo các mẹ không nên để quá nhiều gối, chăn hoặc thú nhồi bông xung quanh em bé trong cũi vì có thể che đầu hoặc mặt của em bé trong khi ngủ khiến bé ngạt thở. 

Nên ngủ cùng phòng với bé

Chuyên gia khuyên bố mẹ nên cho con ngủ chung phòng là do 6 tháng đầu tiên rất quan trọng. Bởi các tình huống liên quan đến giấc ngủ có thể xảy ra có thể khiến tính mạng của bé gặp nguy hiểm.

Bố mẹ cũng có thể ngủ cùng phòng với bé để thuận tiện cho trẻ bú và kiểm tra tình hình của con lúc ngủ.

Tạo môi trường ngủ thoải mái

Mẹ chú ý giữ cho phòng ngủ của trẻ yên tĩnh vào ban đêm, lắp đặt cửa ra vào và cửa sổ có tác dụng cách âm, rèm che nắng tốt trong phòng ngủ. Khi trẻ ngủ, đắp mền vừa phải và thoải mái, cũng có thể tạo giấc ngủ ngon cho trẻ.

Điều quan trọng là duy trì môi trường ngủ mát mẻ với nhiệt độ khoảng 20 độ C cho bé.

Nên mặc quần áo mỏng nhẹ và chất liệu thấm mồ hôi cho bé khi ngủ qua đêm. Đồng thời thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé xem có nóng hay không. 

Một môi trường thoải mái sẽ giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.

Một môi trường thoải mái sẽ giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn. 

Đứa trẻ nhân tài, lớn lên xuất chúng thường có dấu hiệu này trước 6 tuổi
Những đứa trẻ xuất sắc thường bộc lộ một số dấu hiệu này trước 6 tuổi.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con