3 khác biệt giữa trẻ bị la mắng và trẻ không bị mắng khi lớn, chuyên gia chỉ cách để bố mẹ thay đổi

Thi Thi - Ngày 06/10/2022 19:00 PM (GMT+7)

Bố mẹ thường xuyên la mắng con cái sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của trẻ.

Nhà xã hội học người Mỹ Mori Strauss, từng thực hiện một cuộc khảo sát cho thấy gần 90% bố mẹ đã từng quát mắng con cái. Đáng chú ý nhiều bậc phụ huynh cho rằng đây cũng là một cách giáo dục. Chỉ cần không bạo lực, đánh đập thì sẽ chẳng ảnh hưởng đến trẻ, nhưng thực tế đây là hiểu lầm nghiêm trọng.

Các giáo sư của Trường Y Harvard đã dành hơn 10 năm để nghiên cứu hậu quả của việc bố mẹ quát mắng con. Kết quả cho thấy khi trẻ bị bạo hành bằng lời nói, mức độ đau đớn không kém nỗi đau mà hệ thần kinh cảm nhận được khi bị đánh, và mức độ tổn thương mà ngôn ngữ gây ra cho tinh thần và thể xác của trẻ hoàn toàn giống nhau.

Đặc biệt, các nhà nghiên cứu còn cho thấy rằng trẻ bị la mắng và trẻ không lớn lên có những khác biệt rõ ràng.

3 khác biệt giữa trẻ bị la mắng và trẻ không bị mắng khi lớn, chuyên gia chỉ cách để bố mẹ thay đổi - 2

Tâm trạng luôn cảm thấy bất an, lo lắng

Trẻ bị trách mắng một hoặc hai lần có thể sẽ không gây ra hệ quả gì lớn, nhưng nếu não bộ của trẻ tiếp nhận trong thời gian dài, sức mạnh tinh thần sẽ dần suy yếu.

Theo Giáo sư Stapen của Hiệp hội Giáo dục Anh quốc, quát mắng trẻ, đặc biệt là khiển trách lặp đi lặp lại, trẻ sẽ bị tổn thương nghiêm trọng hơn là bị đánh đòn.

Những đứa trẻ trưởng thành trong sự quát nạt của gia đình sẽ không tin tưởng vào người khác và không đề cao bản thân mình. Nếu sự việc cứ tiếp diễn như vậy, trẻ sẽ gặp các vấn đề tâm lý, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tự kỷ.

Trẻ bị la mắng trong thời gian dài sức mạnh tinh thần sẽ dần suy yếu.

Trẻ bị la mắng trong thời gian dài sức mạnh tinh thần sẽ dần suy yếu.

Ban đầu lý do bị la mắng có thể là do trẻ mắc lỗi, khi này có thể trẻ sẽ sợ và không dám tái phạm. Tuy nhiên nếu hành động la mắng lặp lại nhiều lần, trẻ sẽ không những không thể sửa chữa mà còn cảm thấy đặc biệt kém cỏi.

Lâu dần sẽ hình thành một phản xạ, trẻ sẽ tự hỏi liệu mình đã làm sai điều gì hay mình chưa ngoan nên mới bị mắng. Những đứa trẻ như vậy luôn cảm thấy bất an, lo lắng, không dám lên tiếng, khó nói ra nhu cầu của mình. Điều này vô tình khiến trẻ ngày càng thiếu tự tin, ngại bày tỏ, ngại phản bác và âm thầm chịu đựng những bất bình.

3 khác biệt giữa trẻ bị la mắng và trẻ không bị mắng khi lớn, chuyên gia chỉ cách để bố mẹ thay đổi - 4

Dễ phạm sai lầm hơn khi lớn lên

Đôi khi bố mẹ mắng để trút bỏ nỗi lo lắng trong lòng, những lời nói vô tình sẽ khiến trẻ thêm tổn thương. Thời thơ ấu nhiều người đã từng trải qua cảm giác rõ ràng mình không phải là người làm sai, nhưng lại bị chỉ trích, thực sự rất oan.

Trong hầu hết các trường hợp khác, bố mẹ la mắng con vì con cái thực sự đã phạm sai lầm. Lúc này, mục đích của cha mẹ là làm cho con nhận ra lỗi và ngừng tái phạm.

Tuy nhiên, nếu tần suất mắng mỏ, chỉ trích càng tăng thì tần suất phạm lỗi của trẻ cũng vậy. Bởi vì khi bố mẹ mắng con bằng những lời lẽ tiêu cực tâm trí của đứa trẻ sẽ không sửa chữa lỗi lầm, mà chỉ cảm thấy buồn tủi, thất vọng.

Về cơ bản, những cảm xúc này sẽ khiến lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương, từ đó sinh ra tâm lý phản nghịch, bất mãn. Trẻ sẽ càng không hiểu lý do tại sao mình bị la mắng và không nhận sai. 

3 khác biệt giữa trẻ bị la mắng và trẻ không bị mắng khi lớn, chuyên gia chỉ cách để bố mẹ thay đổi - 5

Tính cách gắt gỏng, dễ nổi giận

Nhiều nghiên cứu về tâm lý học trẻ em đã rút ra rằng, bạo hành ngôn từ và bị mắng thường xuyên có thể làm thay đổi cảm xúc và bộ não của con.

Trẻ không thể điều chỉnh được cảm xúc của bản thân khi phải đương đầu với những tình huống giống bố mẹ. Trẻ sẽ dễ giận dữ, nổi cáu...

Khi cha mẹ mắng mỏ con cái, thậm chí có sử dụng bạo lực, bộ não của trẻ sẽ phát ra tín hiệu rằng trẻ không được an toàn. Người đang quát mắng là mối đe dọa. Và sau đó trẻ sẽ xảy ra phản ứng chống trả hoặc bỏ chạy. Lúc này các vùng trung tâm học tập của não bộ sẽ đóng lại.

Hơn nữa, theo tiến sĩ Markham phân tích, khi giận dữ và bắt đầu la mắng, phụ huynh đang xem bản thân như một cái búa và con cái giống như cái đinh. Mọi lời phản bác của con, cha mẹ đều không công nhận, điều đó khiến con cảm thấy mình không có giá trị, không được tôn trọng. Lâu dần trẻ sẽ xa lánh bố mẹ, không dám tự tin bày tỏ ý kiến.

Trẻ thường xuyên bị la mắng dễ hình thành tính cách nhút nhát, tâm trạng bất an.

Trẻ thường xuyên bị la mắng dễ hình thành tính cách nhút nhát, tâm trạng bất an.

Những lời la mắng này thường có tính chất không nhẹ cũng không nặng, nhưng trẻ vẫn cảm thấy khó chịu, không chấp nhận và thậm chí sẽ rất cáu kỉnh trong suốt quá trình.

Đôi khi cảm thấy quá khó chấp nhận, trẻ sẽ có hành vi cãi lại bố mẹ. Kết quả là đổi lại những lời mắng mỏ nặng nề hơn của bố mẹ. Cứ lặp đi lặp lại như vậy, trẻ sẽ càng trở nên nóng nảy, tính tình ngày càng cáu gắt.

Tiến sĩ tâm lý Kiều Thị Thanh Trà đưa ra một số lời khuyên hữu ích giúp bố mẹ kìm nén cơn nóng giận, hạn chế la mắng trẻ nếu con mắc lỗi, bố mẹ có thể tham khảo nhằm tìm ra phương pháp nuôi dạy con phù hợp hơn.

3 khác biệt giữa trẻ bị la mắng và trẻ không bị mắng khi lớn, chuyên gia chỉ cách để bố mẹ thay đổi - 7

3 khác biệt giữa trẻ bị la mắng và trẻ không bị mắng khi lớn, chuyên gia chỉ cách để bố mẹ thay đổi - 8

Thưa chuyên gia, nhiều người cho rằng thái độ của bố mẹ khi trẻ mắc lỗi sẽ quyết định tương lai của con, chuyên gia nghĩ sao về điều này?

Phản ứng của bố mẹ khi trẻ mắc lỗi có ảnh hưởng lâu dài đến cách trẻ vượt qua và học hỏi từ sai lầm cũng như cách trẻ xử lý những sai lầm hay thất bại trong suốt quãng đời sau này của trẻ.

Trong nghiên cứu của mình Kyla Haimovitz và Carol S. Dweck khẳng định rằng việc bố mẹ nhìn nhận về những thất bại, sai lầm của trẻ như thế nào, tích cực hay tiêu cực, đều có ảnh hưởng đến tương lai của trẻ (Haimovitz, K., & Dweck, C. S., 2016).

3 khác biệt giữa trẻ bị la mắng và trẻ không bị mắng khi lớn, chuyên gia chỉ cách để bố mẹ thay đổi - 9

Những thái độ, hành vi nào bố mẹ nên tránh sau khi trẻ mắc lỗi?

Khi con cái mắc lỗi, bố mẹ có thể phản ứng theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, bố mẹ cần tránh các kiểu phản ứng sau đây vì chúng thường không mang lại hiệu quả cũng như không có lợi ích về lâu dài đối với sự phát triển của trẻ:

- La mắng

- Phê bình, chỉ trích

- Trừng phạt

- Đe doạ

- Áp đặt trẻ

3 khác biệt giữa trẻ bị la mắng và trẻ không bị mắng khi lớn, chuyên gia chỉ cách để bố mẹ thay đổi - 10

Thưa chuyên gia bố mẹ có nên la mắng trẻ ngay sau khi con trẻ mắc lỗi? Hay cụ thể bố mẹ nên đối xử như thế nào cho đúng mực?

Sai lầm là một lẽ tất nhiên trong cuộc đời của mỗi người, vì vậy, khi trẻ mắc lỗi, điều quan trọng là bố mẹ giúp trẻ nhận ra và học hỏi từ chính những lỗi sai của mình. Vì vậy, bố mẹ có thể cân nhắc một số gợi ý sau đây:

- Chấp nhận việc trẻ mắc lỗi hay sai lầm là điều bình thường.

- Sau khi trẻ mắc lỗi, nên dành một khoảng thời gian để trẻ (và có thể cả bố mẹ) bình tĩnh. Tình huống sẽ càng trở nên tệ hơn nếu cả bố mẹ và trẻ không giữ được bình tĩnh.

- Sử dụng các tình huống trẻ mắc lỗi để giáo dục trẻ thay vì la mắng hoặc trừng phạt trẻ.

- Giải thích cho trẻ hiểu về lỗi sai của mình và hướng dẫn trẻ cách xử lý.

- Khuyến khích trẻ nhận sai, xin lỗi và tự đưa ra phương hướng xử lý, sửa đổi.

- Hướng dẫn và khơi gợi cho trẻ rút kinh nghiệm từ những lỗi sai của mình.

- Tha thứ và thể hiện tình yêu thương: Khi trẻ đã nhận lỗi và rút ra bài học, bố mẹ cần tha thứ cho lỗi lầm của trẻ (tránh tình trạng nhắc đi nhắc lại hoặc giễu cợt tình huống mắc lỗi của trẻ) và luôn thể hiện tình yêu thương của mình với trẻ.

3 khác biệt giữa trẻ bị la mắng và trẻ không bị mắng khi lớn, chuyên gia chỉ cách để bố mẹ thay đổi - 11

Thực tế, không thể phớt lờ khi trẻ phạm lỗi, chuyên gia có thể gợi ý một số cách phạt con thông minh để trẻ dễ nhận ra sai lầm và sửa đổi?

Khi trẻ phạm lỗi, một số gợi ý sau đây có thể giúp bố mẹ giúp trẻ nhận ra sai lầm của mình và sửa đổi:

- Cùng trẻ thiết lập luật và sử dụng luật này để xử lý các tình huống trẻ phạm sai lầm.

- Cho trẻ thời gian để bình tĩnh sau tình huống phạm lỗi, sau khi trẻ bình tĩnh có thể trao đổi với trẻ về lỗi sai và cách xử lý.

- Yêu cầu trẻ thực hiện lại hành động nhưng lần này, thay vì lỗi sai thì yêu cầu trẻ thực hiện hành vi phù hợp.

- Đưa ra các gợi ý về cách xử lý tình huống phạm lỗi của trẻ và cho trẻ chọn cách xử lý mà trẻ cảm thấy phù hợp.

- Khuyến khích trẻ nhận sai, xin lỗi và tự giác thực hiện hành vi sửa lỗi.

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia