Lời nói vô tình của bố mẹ có thể làm ảnh hưởng đến tâm trí của trẻ.
Trên thực tế, những đứa trẻ mắc lỗi là điều hết sức bình thường. Trải qua những lần va vấp, sau đó sửa sai sẽ giúp con học được nhiều điều mới, biết cách điều chỉnh hành vi cho phù hợp.
Tuy nhiên, khi trẻ phạm lỗi nếu bố mẹ vội vàng phán xét, buộc tội vô tình khiến mối quan hệ giữa bố mẹ và trẻ ngày càng xa cách, thậm chí làm con tổn thương, thiếu tự tin vào bản thân. Các chuyên gia tâm lý đúc kết rằng, dù giận đến thế nào thì bố mẹ cũng không được nói với con cái 3 câu này.
"Con tự kiếm tiền mà lo cho mình đi, mẹ không lo nữa"
Thông thường nhiều bậc phụ huynh có khuynh hướng áp đặt những quy tắc được cho là tốt nhất với con, đặc biệt là việc chi các khoản tiền lớn cho việc nuôi dạy trẻ.
Nuôi dạy con cái đòi hỏi rất nhiều tiền, đó là một thực tế không thể phủ nhận, nhưng nếu nói điều này với đứa trẻ, con sẽ nghĩ rằng với bố mẹ, tiền quan trọng hơn tất cả mọi thứ khác. Điều này không có lợi cho trẻ trong việc hình thành quan điểm tiền bạc chính xác, cũng sẽ làm cho tâm lý của đứa trẻ bị ảnh hưởng.
Không ít bố mẹ than thở tiền bạc cùng con và hy vọng rằng con cái họ sẽ trở nên tiết kiệm và hiểu được những khó khăn ở nhà. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng hiểu được tình trạng hiện tại của gia đình mình.
Việc liên tục than vãn về chuyện tiền bạc với con cái đôi khi sẽ tạo ra áp lực cho trẻ. Khi bố mẹ làm vậy, trẻ sẽ hình thành tâm lý sợ hãi cuộc sống trưởng thành. Thậm chí, trẻ sẽ coi tiền là gánh nặng và là mục tiêu số một trong cuộc sống sau này.
Trong trường hợp này, bố mẹ nên nói với trẻ trung thực về hoàn cảnh gia đình mình, cho trẻ biết bố mẹ đang làm việc rất chăm chỉ để các con có cuộc sống tốt nhất có thể. Đồng thời, hãy dạy cho trẻ sự thích nghi linh hoạt và điều chỉnh trước những thay đổi thay của cuộc sống.
"Mẹ thấy hối hận khi sinh ra con"
Trong 2 nghiên cứu gần đây của giáo sư tâm lý học Konrad Piotrowski tại Đại học SWPS, tỷ lệ hối tiếc của các bậc bố mẹ ở Ba Lan vào khoảng 11%-14%, không có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ, các khảo sát cho thấy rằng hàng triệu người đã hối tiếc vì có con.
Một cuộc thăm dò của Gallup năm 2013, khi các bậc bố mẹ Mỹ trên 45 tuổi được hỏi rằng họ sẽ đẻ bao nhiêu đứa con nếu được phép làm lại. Khoảng 7% cho biết họ sẽ không sinh con nữa. Ở Đức, 8% các ông bố bà mẹ đồng ý với tuyên bố rằng họ sẽ không có con nếu cho lựa chọn lại.
Theo khảo sát khác trên trang Quora, rất nhiều người đều có sự ám ảnh nhất định bởi những câu bố mẹ thường hay nói với họ. Điều tồi tệ nhất bố mẹ có thể nói với con cái mình là gì? Câu hỏi đưa ra nhận được rất nhiều hồi đáp từ hàng nghìn người trưởng thành là "Bố mẹ không thương con nữa đâu" hoặc "Bố/mẹ thật hối hận vì đã sinh ra con".
Từ những cuộc nghiên cứu trên cho thấy, bố mẹ là người mà đứa trẻ ngưỡng mộ nhất, là người có khả năng "siêu phàm" nhất trong tim trẻ, đây là một loại phụ thuộc bẩm sinh.
Nếu bố mẹ thể hiện việc hối hận vì đã sinh ra con, niềm tin trong của đứa trẻ sẽ sụp đổ, sau đó sẽ liên tục nghi ngờ giá trị của mình trong thế giới này. Cụm từ này sẽ khiến trẻ sinh ra tâm lý chán ghét bản thân, khó có được hạnh phúc khi trưởng thành.
“Con thật vô dụng, một việc nhỏ như vậy cũng không làm được”
Mỗi lời nói của bố mẹ đều mang đến ảnh hưởng nhất định đối với trẻ. Nếu phụ huynh thường xuyên mắng mỏ, cho rằng trẻ vô dụng, con không đủ tốt hoặc không công nhận sự nỗ lực và khả năng của con, lâu dần đứa trẻ cũng sẽ tự cho rằng bản thân mình không đủ năng lực và là một đứa trẻ kém cỏi.
Nếu trẻ thất bại vì kỹ năng chưa thành thạo thì thất bại là cơ hội để trẻ luyện tập thêm. Còn nếu trẻ lỡ tay vì không cẩn thận thì thất bại cho thấy suy nghĩ của trẻ vẫn chưa đủ chín chắn.
Bất kể ở trường hợp nào, câu nói: “Con thật vô dụng", có thể khiến bé mất tự tin, thu mình lại, không dám thử thách, lâu dài trẻ sẽ không muốn làm bất cứ việc gì vì sợ thất bại.
Khi lớn lên việc thiếu tự tin và không đủ lòng tự trọng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống của trẻ. Trẻ sống không hạnh phúc, tâm trạng luôn thấp thỏm lo sợ về mọi thứ, không dám tự quyết định bất cứ điều gì và chắc chắn.