Nếu tắm cho trẻ khi đang sốt cao có thể dẫn đến bị co giật.
Tắm là cách giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thư giãn, hoạt động thoải mái hiệu quả nhất. Thế nhưng, làn da trẻ sơ sinh mỏng hơn so với người lớn 5 lần nên tắm hàng ngày chưa hẳn đã tốt. Theo các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo, trẻ sơ sinh chỉ cần tắm 2 -3 lần/ tuần là đủ để vừa sạch sẽ mà lại bảo vệ sức khỏe.
Chỉ nên tắm 2-3 lần/ tuần cho trẻ sơ sinh là đủ.
Khi tắm cho bé sơ sinh mẹ nên nhớ: rửa sạch mặt, làm sạch bộ phận sinh dục cho bé và làm sạch bụi bẩn ở phía da và nên tắm trong bồn tắm dành riêng cho trẻ em hoặc bằng các chậu nhựa nhỏ.
Trong một số trường hợp mẹ nên nhớ không bao giờ được tắm cho con bởi rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Đó là:
Không tắm sau khi vừa cho trẻ sơ sinh đi tiêm chủng về
Sau khi tiêm chủng, vết kim kiêm vẫn còn hằn trên da của bé nhưng khó nhìn thấy bằng mắt thường. Việc tắm sau khi tiêm có thể làm viêm nhiễm vết kim tiêm đó, ảnh hưởng đến da, thậm chí là chất lượng thuốc vừa được truyền vào cơ thể.
Không tắm sau khi bé vừa nôn hoặc tiêu chảy
Việc cho bé hoạt động như tắm sau khi nôn hoặc tiêu chảy càng làm kích thích những triệu chứng này. Bé có thể bị trớ sữa nhiều hơn nếu được đem đi tắm.
Bé dễ bị nôn nếu đi tắm khi đang bị tiêu chảy.
Bé vừa bị sốt
Tắm cho trẻ sơ sinh bị sốt có thể gây nên tình trạng co giật. Thậm chí nếu tắm đúng lúc bé sốt cao còn làm to lỗ chân lông gây tình trạng sốt cao hơn, đôi khi còn làm xung huyết telangiectasia ở da của bé và làm ngừng vận chuyển máu đến các bộ phận cơ thể. Bé có thể bị nhiễm lạnh nếu tắm lúc đang sốt cao. Vì thế để vừa hạ sốt cho trẻ mà lại an toàn thì nên tắm sau 48 giờ, lúc mà cơn sốt bắt đầu hạ nhiệt.
Bé có những tổn thương về da
Nếu bé có những tổn thương về da như mụn nhọt, lở loét, bỏng thì cũng không nên cho trẻ đi tắm. Trong các trường hợp này việc tắm có thể khiến các vết thương lan rộng và bị nhiễm khuẩn khi đang tắm.
Không tắm ngay sau khi cho con bú
Trẻ được đem đi tắm khi vừa bú, nước nóng sẽ khiến lưu lượng máu chuyển đến biểu bì mạch máu mở rộng. Máu được cung cấp ở vùng bụng dưới giảm đi từ đó ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Thứ hai, do bé vừa được ăn nên dạ dày sẽ có sự co bóp, giãn nở, việc tắm sẽ dễ khiến bé bị nôn mửa. Vì thế, chỉ nên cho bé tắm 1 - 2 giờ sau khi bú hoặc ăn.
Trẻ sơ sinh thiếu cân cần có chế độ tắm đặc biệt.
Trẻ sinh thiếu cân, trẻ sinh non
Trẻ sinh non, thiếu cân là những trẻ sinh ra với cân nặng chỉ khoảng dưới 2,5kg. Do sinh thiếu cân nên sức khỏe của bé rất yếu, khả năng sống sót là rất thấp, các chất béo dưới da mỏng và sự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể kém nên nhiệt độ cơ thể dễ biến động theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh. Đối với những trẻ sinh non cần phải đặc biệt lưu tâm đến phòng tắm, cách tắm.
Bên cạnh những yếu tố liên quan đến trẻ thì cần cân nhắc việc nên hay không cho bé đi tắm dựa vào các yếu tố môi trường xung quanh. Nếu nhiệt độ môi trường từ 26-28 độ C thì nên tắm cho bé ở nhiệt độ nước 40-42 độ. Nếu có thể, cả mẹ hoặc bố và bé cùng tắm vừa điều hòa được nhiệt độ nước vừa tăng liên kết giữa cha mẹ và con cái.