Trẻ sơ sinh luôn sở hữu làn da nhạy cảm và dễ bị tổn thương, vậy nên cha mẹ cần chú ý hơn trong việc quan tâm và bảo vệ làn da mỏng manh ấy.
Mấy tháng tuổi đầu của bé là khoảng thời gian da nhạy cảm nhất. Các bậc cha mẹ dĩ nhiên sẽ thường lo lắng về các vấn đề liên quan tới da của con. Khi da em bé đang trong giai đoạn mẫn cảm, chúng sẽ rất dễ mắc các chứng rát đỏ hoặc dị ứng nếu không được chăm sóc đúng cách. Bậc sinh thành phải đặc biệt lưu ý nhiều thứ cần thiết cho da em bé, phải sử dụng những sản phẩm tự nhiên và không kèm các loại hóa chất có thể gây kích ứng da. Tại sao ư ? Dưới đây là câu trả lời:
- Da trẻ nhỏ rất mỏng và nhạy cảm.
- Da của trẻ sơ sinh cần thời gian để điều chỉnh, thích nghi với môi trường xung quanh.
- Có thể đối mặt với nhiều thử thách - như mắc chứng rát đỏ bởi tã lót không phù hợp, các hóa chất trong xà phòng và dầu gội, v..v.
- Trẻ nhỏ có xu hướng bị dị ứng trong những tháng đầu.
Chăm sóc da cho em bé:
Bạn đã từng nghe câu: “Mịn như da em bé” chưa? Đúng vậy, một người có làn da đẹp nhất khi họ còn là một bé con. Việc chăm sóc da đúng cách sẽ đảm bảo cho bé có một làn da đẹp đến suốt đời. Dưới đây là một số cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe làn da tối ưu cho cục cưng của bạn.
1. Tắm rửa.
Cha mẹ luôn muốn con mình được tắm gội hàng ngày. Thật tốt nếu có thể sử dụng các loại xà phòng và dầu gội không gây hại cho da trẻ nhỏ. Hãy dùng nước ấm và xà phòng thích hợp để tắm cho bé. Khi hong khô người em bé, hãy đảm bảo rằng nhiệt độ xung quanh phải đủ ấm và mọi thiết bị máy lạnh hay quạt đều phải tắt để tránh bệnh cảm cúm cho trẻ.
Tuyệt đối không thử nhiều loại sản phẩm lên da trẻ. Không sử dụng các loại xà phòng kháng sinh bởi chúng sẽ gây phát ban cho em bé. Điều tốt nhất dành cho trẻ là sử dụng khăn tắm mềm được làm từ sợi cotton nguyên chất để lau chùi, giúp đảm bảo gạt bỏ những vệt ẩm ướt trên cơ thể nhỏ nhằm tránh những chứng ngứa ngáy bất ngờ.
(Ảnh minh họa)
2. Phấn rôm.
Bạn thậm chí phải cận thận hơn trong việc lựa chọn loại phấn rôm dành cho trẻ. Hãy chọn những sản phẩm được thiết kế đặc biệt dành cho em bé và tránh sử dụng những loại phấn mà chứa mùi cũng như các loại hóa chất khác để giúp em bé không bị dị ứng.
Tránh xa các loại phấn rôm chứa nhiều hạt nhỏ và hãy chọn những loại làm từ thảo mộc, đặc biệt là khi sử dụng cho vùng tã lót. Như một điều lệ, sẽ là tốt nhất nếu bạn tránh sử dụng phấn rôm lên khu vực tã lót, bởi điều đó sẽ dẫn tới một vài sự nhiễm khuẩn phức tạp trong tương lai.
3. Tã lót.
Tã lót giúp trẻ luôn sạch sẽ và thoáng mát. Tuy nhiên, một vài loại tã sẽ gây ngứa ngáy cho trẻ và có thể gây phát ban hay nhiễm khuẩn. Hãy luôn luôn thay tã đúng lúc cho trẻ.
Nếu bạn nhận thấy da em bé bị ngứa ngáy ở vùng tã lót, hãy sử dụng ngay các hãng khác. Trẻ mắc phải tình trạng rát đỏ bởi sự thiếu vệ sinh. Hãy nhớ thay tã lót sau khi bị bẩn càng sớm càng tốt, bởi nếu không, việc dẫn tới viêm nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra. Trong khi hầu hết các trẻ sơ sinh đều dễ dàng mắc chứng đỏ rát, bạn cần đặc biệt lưu ý những biện pháp ngăn ngừa ngay từ lúc đầu.
4. Các vấn đề về tã lót.
Chứng rát đỏ vùng tã lót thường xảy ra bởi sự ngứa ngáy, gây nên do khu vực đó trở nên ẩm ướt quá lâu, hoặc quá chật, hay do việc sử dụng các loại xà phòng, khăn tắm và tã lót không thích hợp.
- Hãy thay tã ngay khi bị ướt sớm nhất có thể và sau khi dùng khăn vệ sinh sạch vùng đó, hãy rắc phấn rôm để giữ sự khô thoáng và sạch sẽ.
- Hầu hết các chứng phát ban ở trẻ sơ sinh đều không nguy hiểm, nhưng một vài trường hợp có thể là dấu hiệu của việc nhiễm khuẩn và sẽ cần chế độ chăm sóc đặc biệt. Nếu bạn cảm thấy tình trạng rát đỏ của em bé thực sự trầm trọng, hãy đưa bé đi khám ngay lập tức.
(Ảnh minh họa)
5. Vấn đề về da.
Nói chung, nhiều trẻ nhỏ khi sinh đều có các vết bớt khác nhau (vùng da có màu khác so với màu da chung) và điều này không phải do di truyền. Các bậc cha mẹ không cần lo lắng về những vết bớt, bởi chúng không hề gây hại cho trẻ và không cần sự điều trị nào hết.
- Vết chàm có màu đỏ là chứng ngứa ngáy mà có thể xảy ra có hoặc không có lý do nào cả. Nó thường xuất hiện trên mặt, khuỷu tay, cánh tay hoặc phía sau đầu gối, ngực của trẻ. Nếu một ai đó trong gia đình bị dị ứng, rất có khả năng cao rằng trẻ sẽ bị lây nhiễm qua các đốm chàm. Hãy dùng các loại xà phòng có tính dịu nhẹ và sử dụng các loại nước dưỡng ẩm cho em bé.
- Một vài trẻ nhỏ thường có xu hướng nổi mụn, tuy nhiên, đó không phải là mụn như ở tuổi dậy thì. Nếu hiện tượng này vẫn tiếp tục diễn ra, hãy đi gặp bác sĩ khoa nhi.
6. Da khô.
Nếu em bé của bạn có làn da khô, hãy sử dụng loại kem dưỡng ẩm từ tự nhiên để làn da bé được mềm mại và căng mọng. Dầu dừa tinh khiết là một gợi ý tuyệt hảo.
- Tránh tắm cho bé quá thường xuyên bởi điều đó sẽ lấy đi những chất dinh dưỡng quan trọng cho da, khiến làn da xỉn màu và khô ráp.
- Trong tháng đầu tiên khi mới sinh, nên tắm cho em bé thật nhẹ nhàng bằng miếng bọt biển với nước lã 2 đến 3 lần một tuần. Điều này vừa giúp vệ sinh làn da lại không làm mất đi độ ẩm tự nhiên vốn có của nó.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da tốt nhất được làm đặc biệt cho trẻ sơ sinh. Hãy cẩn thận nếu bé bị dị ứng với bất kỳ sản phẩm như sữa tắm, dầu gội và kem bôi da.
7. Các tips thông thường trong việc chăm sóc da em bé.
Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm và hệ miễn dịch cũng vậy.
- Trẻ không được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cho đến 6 tháng tuổi. Làn da có thể được bảo vệ bằng áo dài tay, quần và mũ.
- Hãy đảm bảo rằng những bộ đồ mới của bé phải sạch sẽ. Hãy giặt chúng (làm mềm) trước khi để bé mặc những bộ đồ mới.