Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng, chỉ số chiều cao đầy đủ cho cả bé trai và bé gái giúp theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của bé đúng nhất.
Thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh từ những tuần đầu tiên, tháng đầu tiên là cần thiết để biết được trẻ phát triển nhanh hay chậm, bình thường hay bất thường.
Tốc độ tăng trưởng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh và chỉ số chiều cao
Cụm từ “trẻ sơ sinh” được dùng bé từ 0 - 6 tháng tuổi. Tức là bắt đầu từ khi trẻ được sinh ra cho tới khi 6 tháng và đây là thời kỳ tăng trưởng về cân nặng mạnh mẽ nhất, nhìn thấy rõ nhất và tốc độ sẽ giảm dần theo thời gian.
- Cân nặng của trẻ sơ sinh từ khi sinh đủ tháng trung bình khoảng từ 2,9 - 3,8kg, chiều cao từ 50cm - 53cm, chu vi vòng đầu của bé trai là 34,3cm và bé gái là 33,8cm.
- Từ 0 - 6 tháng tuổi cân nặng tăng trung bình 125g/ tuần và 600g/ tháng.
- Từ 7 - 12 tháng cân nặng tăng trung bình khoảng 500g, trọng lượng gấp đôi so với lúc mới sinh.
- Chiều cao trẻ tăng rất nhanh năm đầu tiên, trẻ có thể tăng trung bình 2,5cm/tháng trong 6 tháng đầu và 1,5cm/ tháng trong 6 tháng tiếp theo.
Trong thời gian từ năm thứ 2 đến năm thứ 3 tốc độ tăng trưởng chiều cao và cân nặng của bé có xu hướng chậm đi.
Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi rất nhanh trong 6 tháng đầu
Bảng cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng
Đối với bé trai và bé gái có tiêu chuẩn cân nặng, chiều cao khác nhau, vì vậy các bố mẹ cần chú ý và đặc biệt nên theo dõi kỹ từ khi bé sinh ra tới khi 12 tháng. Để đo cân nặng của bé chuẩn nhất các mẹ nên cho bé đi vệ sinh trước, cân vào buổi sáng sẽ có kết quả chuẩn nhất. Khi cân nhớ trừ thêm trọng lượng quần áo từ 200 - 400g. Sau đây sẽ là bảng chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng:
Bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh là bé trai:
|
Bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh là bé gái:
|
Ghi chú: SD là viết tắt của từ standard deviation, tức là sự lệch chuẩn.
WHO đánh dấu:
- (-)SD: lệch chuẩn dạng thiếu cân
- M: Đạt chuẩn
- (+)SD: lệch chuẩn dạng thừa cân
Tuy nhiên, khoảng dao động từ -1SD đến +1SD được xem là phát triển bình thường, <-2SD và >+2SD là có nguy cơ thiếu hoặc thừa cân.
Dựa vào bảng chiều cao và cân nặng trẻ sơ sinh theo từng tháng này các mẹ có thể phát hiện được những bất thường trong quá trình phát triển của con mình, từ đó có những điều chỉnh kịp thời. Trong quá trình phát triển, mỗi một trẻ sẽ có một tốc độ nhanh, chậm khác nhau, vì vậy các mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nếu như cảm thấy bé nhà mình có những biểu hiện bất thường nhé.