Chiều cao cân nặng chuẩn cho bé trai từ 0-18 tuổi theo chuẩn WHO sẽ giúp các bậc phụ huynh nhận thấy được sự phát triển về chiều cao, cân nặng của con có đang đạt chuẩn hay không. Từ đó sẽ giúp có những điều chỉnh phù hợp trong việc chăm sóc, bổ sung dinh
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai theo WHO kể từ lúc sơ sinh cho đến khi bé được trưởng thành sẽ là cách đánh giá mức độ tăng trưởng của con theo từng giai đoạn, cha mẹ có thể đối chiếu chiều cao, cân nặng của các bé trai dựa trên căn cứ trong bảng số liệu này.
Bảng chiều cao cân nặng bé trai chuẩn từ 0-5 tuổi
Chiều cao bé trai từ sơ sinh đến 1 tuổi
Chiều cao bé trai từ 1-4 tuổi
Chiều cao bé trai từ 4-5 tuổi
Cân nặng bé trai từ 0-5 tuổi
Cân nặng bé trai từ 0-1 tuổi
Cân nặng bé trai từ 1-4 tuổi
Cân nặng bé trai từ 4-5 tuổi
Bảng chiều cao cân nặng bé trai sinh non
Nguyên tắc phát triển của trẻ sinh non là 1 tháng nuôi ngoài sẽ bằng 1 tháng nuôi bụng mẹ là đạt yêu cầu. Nếu chỉ bằng 1/3 so với yêu cầu là trẻ phát triển chậm và cần sự tư vấn của bác sĩ. Cân nặng của bé trai sinh non cần phải đạt ít nhất 2kg mới được rời khỏi lồng ấp, còn tiêu chuẩn tăng cân phải là 5g mỗi ngày ở trẻ sinh non và 20g ở trẻ sinh rất non mới được cho là ổn định.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai sinh non thường được so sánh với bảng chiều cao cân nặng chuẩn mực chung của các bé cùng tuổi và cùng giới tính để kiểm tra xem có phát triển bình thường hay không. Tuy nhiên, do mỗi trẻ sẽ có sự phát triển riêng nên bố mẹ cũng không cần quá lo lắng nếu như trẻ vẫn đang phát triển ổn định và có số đo tỷ lệ thuận theo thời gian. Dưới đây là bảng đo chiều cao cân nặng của bé trai sinh non 0- 12 tháng tuổi.
Trong đó:
- M(Trung bình): Trẻ đang ở mức phát triển bình thường theo chuẩn WHO.
- Kết quả dưới -2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân.
- Kết quả trên +2SD: Trẻ mắc chứng béo phì (theo cân nặng) hoặc quá cao (theo chiều cao)
Cột mốc mẹ cần quan tâm về chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi
Theo các bác sĩ dinh dưỡng thì có 4 giai đoạn chính phát triển chiều cao và cân nặng ở trẻ, giai đoạn vượt trội là giai đoạn 1000 ngày đầu đời (quyết định tới 60% chiều cao khi trưởng thành) và giai đoạn tuổi dậy thì (trẻ có thể tăng khoảng 8-12cm mỗi năm cho đến năm 20 tuổi).
Giai đoạn 1000 ngày đầu đời
Dưới 12 tháng tuổi là thời điểm tốc độ phát triển của bé nhanh nhất so với các giai đoạn khác. Ở thời điểm này, cân nặng của trẻ có thể gấp đôi so với thời điểm sơ sinh trong vòng 4-5 tháng đầu và cân nặng cuối năm đầu tiên sẽ gấp 3 lần so với cân nặng sơ sinh.
Bắt đầu từ 12-24 tháng tuổi, giai đoạn chuyển sang chế độ ăn dặm nên có thể trẻ sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của bé cả về trí tuệ và chiều cao, cân nặng. Giai đoạn từ 12-24 tháng tuổi, nếu được nuôi dưỡng tốt, trẻ sẽ tăng thêm 25cm trong 12 tháng đầu và 10 cm trong năm tiếp theo. Ở giai đoạn này, chiều cao của bé sẽ trong khoảng từ 75,7cm – 86,8cm tương ứng cân nặng là 9,6kg – 11,9kg.
Giai đoạn từ 3-13 tuổi
Sau 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng của bé sẽ giảm dần, chiều cao sẽ chỉ tăng khoảng 5-8cm 1 năm cho đến khi dậy thì và trung bình khoảng 6,2cm/năm, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm. Đây là giai đoạn phát triển chiều cao của bé ổn định nhất. Vì thế, việc tạo cho trẻ một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học sẽ tạo "bàn đạp" tốt nhất dành cho sự phát triển của trẻ. Ở giai đoạn này, chiều cao là 86,8cm – 149,1cm ứng với cân nặng từ 12,5kg – 39,9kg.
Giai đoạn dậy thì
Ở các bé trai, giai đoạn dậy thì sẽ bắt đầu từ 11-18 tuổi nên chiều cao, cân nặng sẽ phát triển tốt nhất từ 0-16 tuổi. Nếu như được chăm sóc tốt, trẻ có thể sẽ tăng 8-12 cm mỗi năm cho đến năm 20 tuổi. Mặc dù vậy, điều này còn phụ thuộc theo chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập của từng trẻ.Ở giai đoạn này, chiều cao của bé có thể giao động từ 156,2cm – 177cm và cân nặng từ 45,3kg – 70,3kg.
Giai đoạn sau dậy thì
Sau dậy thì, thường chiều cao của các bé cũng sẽ vẫn tăng nhưng không đáng kể và tăng khá chậm. Chiều cao của trẻ ở thời điểm 10 tuổi sẽ quyết định chiều cao khi trưởng thành. Do vậy, bố mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến khẩu phần ăn của các bé trong giai đoạn dậy thì để chiều cao, cân nặng phát triển tối ưu nhất.
Hướng dẫn cách đo chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi
Hướng dẫn cách đo chiều cao
Đối với bé dưới 2 tuổi
Để đo chiều cao và cân nặng cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tuổi, phụ huynh nên dùng thước đo chuyên dụng. Trước tiên là phải đặt bé nằm ngửa, đầu của bé chạm sát ở một bên cạnh thước đo. Luôn giữ cho đầu bé thẳng và mắt nhìn lên trần nhà. Đồng thời, giữ cho 2 đầu gối của trẻ thẳng, áp sát vào thước đo và đọc kết quả chiều cao của bé.
Đối với bé trên 2 tuổi
Lúc này, bố mẹ có thể đo chiều cao cho bé bằng thước đo chiều cao cố định gắn vào tường, đảm bảo thước cố định thẳng đứng, thân thước được dựng vuông góc với sàn nhà, vạch số 0 của thước phải sát với sàn nhà. Sau đó, cho trẻ đứng sát vào vị trí có thước đo được cố định sẵn. Khi đo chiều cao cho trẻ, không nên mang giày dép, 2 tay áp vào 2 bên đùi. Người đo sẽ dùng bảng gõ áp sát vào đỉnh đầu trẻ sao cho vuông góc với thước đo. Đọc và ghi lại kết quả.
Đo chiều cao cân nặng bé trai rất dễ dàng. (Ảnh minh họa)
Hướng dẫn cách đo cân nặng cho trẻ từ sơ sinh đến 18 tuổi
Việc đo cân nặng đều tương đối dễ dàng đối với trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào. Mặt khác, cũng có khá nhiều loại cân mà phụ huynh có thể dùng đo cân nặng của bé. Với bé trên 5 tuổi, việc đo cân nặng của bé khá dễ dàng, mẹ chỉ cần nhẹ nhàng bảo bé bước lên cân và ngôi yên lặng trong khoảng 1 phút là xong.
Tuy nhiên, với bé dưới 5 tuổi, mẹ cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Đặt cân tại vị trí bằng phẳng và rộng rãi, đặc biệt với loại cân treo đồng hồ hoặc cân đòn treo thì cần phải đặt tại vị trí thật chắc chắn.
- Đảm bảo cân ở vị trí được chỉnh cân bằng hoặc về số 0 để đo được kết quả chính xác nhất.
- Thời điểm phù hợp nhất để cân cho kết quả chính xác nhất là lúc bé mới ngủ dậy, chưa ăn gì.
- Khi cân cần phải vở bỏ mũ, áo khoác và giày dép cũng như một số vật dụng không cần thiết.
- Lúc đọc số đo cần phải nhìn thẳng vào giữa mặt cân để cho kết quả chính xác nhất. Cuối cùng là so sánh cân nặng của trẻ.